05 rủi ro khi nhờ đứng tên sổ đỏ

Luật Hùng Phúc 0 lượt xem Đất đai

Vì nhiều lý do khác nhau mà vẫn còn rất nhiều trường hợp nhờ người khác đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Việc làm này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Cùng Luật Hùng Phúc tìm hiểu các rủi ro có thể xảy ra khi nhờ người khác đứng tên trên sổ đỏ và cách hạn chế rủi ro qua bài viết dưới đây.

1. Một số rủi ro khi nhờ người khác đứng tên trên sổ đỏ

  • Người đứng tên hộ không muốn trả lại

Khi nhờ người khác nhận chuyển nhượng, đứng tên trên sổ đỏ thường là người quen, người thân trong gia đình nên các bên đã có những sự tin tưởng nhất định. Do vậy các bên thường không lập cam kết bằng văn bản, có làm chứng, ký xác nhận giữa các bên.

Một khi sổ đỏ đã mang tên người khác thì có khả năng người kia sẽ đổi ý, nảy sinh ý định muốn chiếm đoạt luôn nhà đất đó thì sẽ không chịu sang tên đổi chủ, trả lại tài sản cho người thực sự bỏ tiền mua. Lúc này các bên nhất định sẽ xảy ra tranh chấp và chính chủ sẽ bị vướng vào những rắc rối không đáng có.

  • Vấn đề bồi thường khi nhà nước thu hồi đất

Khi Nhà nước thu hồi đất nếu đủ điều kiện được bồi thường thì người được nhờ đứng tên trên Giấy chứng nhận là người được bồi thường bởi tên của người đó sẽ được ghi tên trong quyết định bồi thường.

Lúc này, nếu suôn sẻ thì chủ nhân thực sự của mảnh đất sẽ được nhận lại tiền từ người đứng tên hộ trên sổ đỏ. Nhưng nếu người kia nổi lòng tham không chịu trả tiền thì dễ dàng nảy sinh tranh chấp giữa các bên.

  • Người đứng tên được kiểm soát quyền chuyển

Người đứng tên sổ đỏ có các quyền chuyển đổi quyền sử dụng đất như: chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho, góp vốn quyền sử dụng đất, tài sản gắp liền với đất.

Thực tế có nhiều trường hợp người được nhờ đứng tên nảy sinh ý định xấu là “giấu” chủ sở hữu thực sự rồi đem chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê….đối với bất động sản mà mình đứng tên hộ.

Về mặt pháp lý, người đứng tên hộ có toàn quyền định đoạt đối với nhà đất mình đang đứng tên trên giấy tờ và được pháp luật thừa nhận nên khi đi công chứng hay thực hiện các thủ tục liên quan đều dễ dàng có sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không phải xin ý kiến của người khác. Do vậy, chủ sở hữu thật sự rất khó kiểm soát.

Bên cạnh đó, người được nhờ đứng tên hộ biết mình có quyền đối với mảnh đất đó nên cố ý gây khó khăn khi chủ sở hữu thực sự muốn thực hiện quyền của mình như chuyển nhượng, tặng cho nhà đất, vv…

  • Vấn đề thừa kế nếu người đứng tên trên sổ đỏ mất

Nếu người được nhờ đứng tên sổ đỏ mất thì tài sản đất được đứng tên hộ sẽ trở thành di sản thừa kế.

Nếu những người thừa kế của người được nhờ đứng tên hộ không thừa nhận việc đứng tên hộ hoặc không biết nguồn gốc thật sự của nhà đất là do được nhờ đứng tên thì rất dễ xảy ra tranh chấp trước pháp luật.

  • Phân chia tài sản nếu xảy ra ly hôn

Trong trường hợp tài sản là quyền sử dụng đất, quyền sử hữu nhà ở hình thành trong thời kì hôn nhân thì khi người đứng tên hộ ly hôn, rất có thể tài sản được nhờ đứng tên hộ sẽ trở thành tài sản chung vợ chồng bị phân chia.

05 Rủi Ro Khi Nhờ đứng Tên Sổ đỏ
05 rủi ro khi nhờ đứng tên sổ đỏ

2. Cần làm gì để phòng tránh rủi ro khi nhờ người khác đứng tên hộ

Trước những rủi ro trên, người dân mua nhà đất không nên nhờ người khác đứng tên hộ. Tuy nhiên, nếu rơi vào tình thế bắt buộc phải nhờ người khác đứng tên hộ, người dân cần lưu ý một số điểm sau đây:

  • Việc thoả thuận đứng tên nhờ được lập thành văn bản, có người làm chứng, có tên người chuyển nhượng ban đầu;
  • Văn bản thoả thuận đứng tên nhờ có nội dung rõ ràng, không gây nhầm lẫn hoặc có những phần được hiểu theo nghĩa khác; có thể lập vi bằng;
  • Lưu giữ những giấy tờ mua bán, chứng từ, biên lai thanh toán tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở;

3. Cần làm gì khi xảy ra tranh chấp khi nhờ người khác đứng tên sổ đỏ

Cách 1:  Thương lượng, thoả thuận

Nếu người đứng tên hộ đồng ý trả lại nhà đất, hai bên có thể chuyển quyền sử dụng đất thông qua hợp đồng chuyển nhượng hoặc tặng cho có công chứng, chứng thực và thực hiện thủ tục sang tên quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản.

Cách 2: Khởi kiện tại TAND có thẩm quyền.

  • Trường hợp người đứng tên hộ không đồng ý trả lại đất thì chủ nhân thật sự của nhà đất có thể tiến hành khởi kiện tại TAND có thẩm quyền (thường là TAND cấp huyện nơi có đất) để đòi lại tài sản.
  • Khi đó, chủ sở hữu thực sự cần chứng minh có thoả thuận, giấy tờ hợp pháp về việc nhờ người đứng tên trên Sổ đỏ như: giấy tờ mua bán, biên lai chuyển tiền, người làm chứng,… Nếu 02 bên không có thoả thuận bằng văn bản thì phải có các chứng cứ khác như: tin nhắn, cuộc gọi ghi âm,… để chứng minh.
  • Toà án sẽ căn cứ vào kết quả xác minh nguồn gốc, quá trình sử dụng đất, các chứng cứ, tài liệu các bên đưa ra để xác định ai là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở thực sự.

Như vậy, cách tốt nhất để phòng tránh rủi ro khi nhờ người khác đứng tên sổ đỏ đó là không nên nhờ người khác đứng tên sổ đỏ. Nếu buộc phải nhờ người khác đứng tên cần cân nhắc kĩ, lập cam kết, thoả thuận rõ ràng, giữ những hoá đơn, chứng từ có thể chứng minh là chủ sở hữu, chủ sử dụng thật sự của nhà đất đó để hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra.

Mọi thắc mắc cần giải đáp, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0979 80 1111 để được tư vấn chi tiết!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.