Quyền tác giả là gì?
Khoản 2, Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 quy định “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”.
Trong đó, tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả bao gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại khoản 1, Điều 13 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019.
Tác phẩm âm nhạc là gì?
Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 22/2018/NĐ-CP tác phẩm âm nhạc được hiểu là tác phẩm được thể hiện dưới dạng nốt nhạc trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác hoặc được định hình trên bản ghi âm, ghi hình có lời hoặc không có lời, không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn.
Vậy quyền tác giả của tác phẩm âm nhạc là gì?
Quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc là phạm vi những quyền của chủ sở hữu quyền tác giả, tác giả đối với tác phẩm âm nhạc được pháp luật thừa nhận và bảo hộ trong đó bao gồm các quyền đã được pháp luật sở hữu trí tuệ ghi nhận. Quan hệ pháp luật về quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc là quan hệ pháp luật dân sự tuyệt đối giữa các chủ thể của quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc và các chủ thể khác còn lại trong xã hội có nghĩa vụ tôn trọng quyền đó của các chủ thể mang quyền.
Căn cứ phát sinh quyền tác giả?
Quyền tác giả tự động phát sinh từ thời điểm tác phẩm được sáng tạo dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký. Theo đó, quyền tác giả được bảo hộ khi thỏa mãn 02 điều kiện:
– Có tính định hình (fixation): Thể hiện dưới dạng vật chất nhất định.
– Có tính nguyên gốc (originality): Được hiểu là do chính tác giả sáng tạo ra tác phẩm.
Tại sao cần đăng ký bản quyền tác giả?
Đăng ký bản quyền tác giả là biện pháp hữu hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả khi có sự xâm phạm và là cơ sở chứng minh thời điểm phát sinh quyền.
Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả?
Bước 1: Xác định thể loại tác phẩm đăng ký:
Chủ sở hữu, tác giả sau khi hoàn thiện tác phẩm thì cần xác định loại tác phẩm dự định đăng ký bản quyền.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả:
Sau khi xác định được loại hình tác phẩm dự định đăng ký bản quyền, chủ sở hữu/tác giả chuẩn bị một bộ hồ sơ gồm những giấy tờ sau đây:
- Tờ khai đăng ký quyền tác giả.
- Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả sử dụng mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả.
- Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ ký tên. Tờ khai cần ghi đầy đủ thông tin về người nộp hồ sơ, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan. Tờ khai cần có tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng; tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn.
- Hai bản sao tác phẩm đăng ký bản quyền tác giả.
- 01 bản lưu tại Cục Bản quyền tác giả. 01 bản đóng dấu ghi số Giấy chứng nhận đăng ký gửi trả lại cho chủ thể được cấp Giấy chứng nhận đăng ký.
- Đối với những tác phẩm có đặc thù riêng như tranh, tượng, tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng gắn với công trình kiến trúc; tác phẩm có kích thước quá lớn, cồng kềnh bản sao tác phẩm đăng ký được thay thế bằng ảnh chụp không gian ba chiều.
- Giấy ủy quyền, nếu người nộp đơn là người được ủy quyền;
- Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn;
- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung.
- Chứng minh nhân dân công chứng của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm;
- Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty (nếu chủ sở hữu là công ty).
Cách thức nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả:
- Hồ sơ nộp trực tiếp; hoặc gửi qua đường bưu điện tại trụ sở Cục Bản quyền tác giả; hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh; Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Đà Nẵng.
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn hợp lệ; Cục Bản quyền tác giả cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả. Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả thì phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn
Thời hạn bảo hộ
- Quyền nhân thân được bảo hộ vô thời hạn.
- Quyền tài sản được bảo hộ suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.
Mọi thắc mắc về đăng ký bản quyền tác giả xin vui lòng liên hệ Hotline 0982 466 166 để được giải đáp chi tiết.
Mọi thắc mắc cần giải đáp, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0979 80 1111 để được tư vấn chi tiết!
Công ty Luật TNHH Hùng Phúc