Thực tế xảy ra rất nhiều trường hợp người lao động gặp tai nạn trên đường đi làm. Trong tình huống này, ngoài các chế độ BHXH chi trả, người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm và chi trả cho người lao động một số khoản chi phí như sau.
1. Xác định tai nạn lao động
Căn cứ theo quy định tại Điều 45 Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015:
“Điều 45. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động
Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;
- Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này;”
Có hai trường hợp xảy ra như sau:
– Nếu người lao động bị tai nạn giao thông trên đường đi làm nhưng không trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý thì người lao động không được hưởng chế độ tai nạn lao động.
– Nếu người lao động bị tai nạn giao thông trên đường đi làm trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý thì người lao động sẽ được hưởng chế độ tai nạn lao động dù nguyên nhân gây ra tai nạn là do người lao động vi phạm luật giao thông.
Theo đó, nếu người lao động bị tai nạn giao thông trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong thời gian và tuyến đường hợp lý và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì sẽ được hưởng chế độ tai nạn lao động của bảo hiểm xã hội.
2. Trách nhiệm của người sử dụng lao động
Căn cứ Khoản 2, 3 Điều 38 Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 quy định:
“Điều 38. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu; cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:
a) Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;
c) Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;
Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động”
Bên cạnh đó, Khoản 2 Điều 39 Luật An toàn vệ sinh lao động quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động về bồi thường, trợ cấp trong những trường hợp đặc thù khi người lao động bị tai nạn lao động trên đường đi làm như sau:
“Trường hợp người lao động bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở theo tuyến đường và thời gian hợp lý, nếu do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn thì người sử dụng lao động trợ cấp cho người lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 38 của Luật này.”
Như vậy, theo quy định trên, một trong những trách nhiệm của người sử dụng lao động khi người lao động bịt tai nạn lao động là: Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả; Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;Bên cạnh đó, theo Công văn 4364/LĐTBXH-ATLĐ năm 2019 về trách nhiệm của công ty đối với người lao động bị tai nạn giao thông trên tuyến đường đi làm, về mỗi ngày do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành, để có cơ sở giải quyết chế độ tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc đến nơi ở cần căn cứ vào biên bản điều tra tai nạn lao động.
Căn cứ vào biên bản điều tra tai nạn lao động nêu trên, trường hợp xác định người lao động bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở theo tuyến đường và thời gian hợp lý, nếu do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn thì người sử dụng lao động trợ cấp cho người lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật An toàn vệ sinh lao động. Trường hợp xác định nguyên nhân hoàn toàn do lỗi của chính người lao động bị nạn và không có nguyên nhân nào khác thì pháp luật lao động hiện hành không quy định người sử dụng lao động có trách nhiệm trợ cấp cho người lao động.
Luật An toàn vệ sinh lao động không quy định bắt buộc người sử dụng lao động phải chi trả chi phí y tế, tiền lương trong thời gian điều trị tại trường hợp tai nạn nêu trên.
3. Người sử dụng lao động phải thanh toán chi phí y tế và tiền lương trong tai nạn giao thông do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành theo quy định pháp luật
Công văn 2704/LĐTBXH-ATLĐ năm 2019 thanh toán chi phí y tế và tiền lương trong tai nạn giao thông do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành
Để có cơ sở giải quyết chế độ tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc đến nơi ở cần căn cứ vào biên bản điều tra tai nạn lao động. Căn cứ vào biên bản điều tra tai nạn nêu trên, trường hợp xác định người lao động bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc đến nơi ở theo tuyến đường và thời gian hợp lý, nếu do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn thì người sử dụng lao động trợ cấp cho người lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều 39 Luật An toàn vệ sinh lao động. Luật An toàn, vệ sinh lao động không quy định bắt buộc người sử dụng lao động phải chi trả chi phí y tế, tiền lương trong thời gian điều trị tại trường hợp tai nạn nêu trên.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về việc “Bị tai nạn trên đường đi làm được người sử dụng lao động chi trả chế độ gì?”. Mọi thắc mắc cần giải đáp liên quan đến pháp lý doanh nghiệp vui lòng liên hệ Hotline: 0982 466 166 để được tư vấn trực tiếp và chuyên sâu.
Thúy Quỳnh
Mọi thắc mắc cần giải đáp, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0979 80 1111 để được tư vấn chi tiết!
Công ty Luật TNHH Hùng Phúc