Xã hội càng phát triển thì đất đai càng trở lên có giá trị, với mỗi người đất đai luôn là tài sản vô cùng quý giá, chính vì điều đó đã phát sinh các tình huống tranh chấp đất đai và cần phải có sự can thiệp của pháp luật để giải quyết, để tránh các trường hợp tranh chấp đất đai đình trệ lại quá lâu, nên pháp luật nước ta đã quy định thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai.
1. Tìm hiểu về thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai
Theo Khoản 3 Điều 150 Bộ luật dân sự 2015 quy định thời hiệu khởi kiện về đất đai là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại, nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.
Trên thực tế, tranh chấp đất đai được diễn ra phổ biến và đa dạng về chủng loại nội dung tranh chấp:
- Tranh chấp về quyền sử dụng đất: là những tranh chấp giữa các bên với nhau về việc ai có quyền sử dụng hợp pháp đối với một mảnh đất nào đó.
- Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất: dạng tranh chấp này thường xảy ra khi tranh chấp về quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng chuyển nhượng, cho thuê quyền sử dụng đất hoặc các tranh chấp liên quan đến việc bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư…
- Tranh chấp về mục đích sử dụng đất: đây là dạng tranh chấp ít gặp hơn, những tranh chấp này liên quan đến việc xác định mục đích sử dụng đất là gì?
Và ở mỗi dạng tranh chấp đất đai trên thì đều có quy định về thời hiệu khởi kiện tranh chấp khác nhau.
2. Các trường hợp áp dụng thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai
Pháp luật quy định những trường hợp không có thời hiệu khởi kiện, tức là không áp dụng thời hiệu khởi kiện để giải quyết, nói cách khác, thời hạn giải quyết này là vĩnh viễn, không bị giới hạn bởi một mốc thời gian nhất định nào, chỉ cần yêu cầu giải quyết hợp pháp, hợp lệ thì Tòa án sẽ giải quyết tranh chấp đất đai theo đúng quy định của pháp luật, như sau:
- Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản.
- Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
- Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai.
- Trường hợp khác do luật quy định.
Đối với các tranh chấp đất đai khác mà không thuộc loại tranh chấp nêu trên thì thời hiệu khởi kiện tranh chấp là hai năm, kể từ ngày cá nhân, cơ quan, tổ chức biết được quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
3. Các tình huống tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai của họ hàng người thân
Đòi lại đất đai của họ, người thân của họ trong các giai đoạn khác nhau trước đây qua các điều chỉnh đã chia, cấp cho người khác như: cải cách ruộng đất, nông nghiệp, nông thôn bước vào thời kỳ hợp tác hóa nông nghiệp.
Tranh chấp đất đai được phân làm sản xuất
Tranh chấp giữa những người làm nghề thủ công trước đây được phân đất để sản xuất, để ở nhưng họ không sản xuất nông nghiệp nữa mà chuyển đi nơi khác để làm nghề, nay thất nghiệp trở về và đòi lại ruộng của những người làm nông nghiệp.
Tranh chấp đòi lại đất của nhà thờ, các dòng tu, chùa chiền, miếu mạo, nhà thờ họ.
Tình huống tranh chấp đất đai này xảy ra khi trước đây do hoàn cảnh lịch sử, chính quyền địa phương mượn đất của các cơ sở nói trên để sử dụng hoặc tịch thu một số cơ sở làm trụ sở cơ quan, trườn học, nay các cơ sở đó đòi lại mà chính quyền không trả lại được.
Tình huống này cũng có thể xảy ra do một số người được nhà thờ và các chùa chiền, miếu mạo, nhà thờ họ cho đất để ở, họ đã xây dựng nhà cửa kiên cố hoặc lấn chiếm thêm đất dẫn đến việc các cơ sở trên đòi lai phần đất đã cho.
Tranh chấp đòi lại đất cho mượn, cho thuê, cho ở nhờ
Trường hợp này xảy ra do một bên cho bên kia mượn đất, thuê đất nhưng không làm hợp đồng, chỉ giao kết bằng miệng. Sau này những người mượn đã xây nhà kiên cố, một số trường hợp còn có tên trong sổ chính thức và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dẫn tới việc đòi lại đất gặp khó khăn .
Tranh chấp giữa những người sử dụng với nhau về ranh giới của các vùng đất được phép sử dụng và quản lý
Trường hợp này xảy ra giữa các vùng đất liền kề không rõ ràng, đất sang nhượng nhiều lần, bàn giao không rõ ràng. Do đó, trong quá trình sử dụng, một bên tự ý thay đổi ranh giới hoặc hai bên không xác định được với nhau về ranh giới dẫn đến tranh chấp.
Tranh chấp giữa các đồng bào đi xây dựng vùng kinh tế mới và đồng bào dân tộc sở tại
Tranh chấp hợp động chuyển nhượng, cho thuê quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất.
Tranh chấp giữa nông trường, lâm trường và các tổ chức sử dụng đất khác với người dân địa phương.
Tranh chấp về giải tỏa mặt bằng phục vụ các công trình công cộng, lợi ích quốc gia.
Tranh chấp về mục đích sử dụng đất
Đây là tình huống tranh chấp thường xảy ra giữa đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp, giữa đất trồng lúa với đất nuôi tôm, giữa đất trồng cao su và đất trồng café hay giữa đất nông nghiệp và đất thổ cư.
luathungphuc.vn
Mọi thắc mắc cần giải đáp, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0979 80 1111 để được tư vấn chi tiết!
Công ty Luật TNHH Hùng Phúc