Các trường hợp không được tách thửa theo Luật đất đai mới

Luật Hùng Phúc 105 lượt xem Đất đai

Theo Luật đất đai 2024, các trường hợp nào không được tách thửa? Hồ sơ thực hiện thủ tục tách thửa gồm những thành phần gì? Cùng Luật Hùng Phúc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Các trường hợp không được phép tách thửa theo luật đất đai mới

Tách thửa đất là việc chia một thửa đất thành hai hay nhiều mảnh đất có diện tích nhỏ hơn.

Hiện nay, Luật Đất đai 2024 không có quy định cụ thể những trường hợp nào không được phép tách thửa đất.

Tuy nhiên, căn cứ Điều 220 Luật Đất đai 2024 quy định về nguyên tắc, điều kiện tách thửa đất, có thể thấy nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây thì sẽ không được tách thửa đất:

(1) Thửa đất không có một trong các loại giấy chứng nhận sau:

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,

– Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở,

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;

(2) Thửa đất đã hết thời hạn sử dụng đất;

(3) Đất đang có tranh chấp, bị kê biên để bảo đảm thi hành án, bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Tuy nhiên, trường hợp đất có tranh chấp nhưng xác định được phạm vi diện tích, ranh giới đang tranh chấp thì phần diện tích, ranh giới còn lại không tranh chấp của thửa đất đó được phép tách thửa đất;

Các Trường Hợp Không được Tách Thửa Theo Luật đất đai Mới
Các Trường Hợp Không được Tách Thửa Theo Luật đất đai Mới

2. Hồ sơ đề nghị tách thửa đất 2024 gồm những giấy tờ gì?

Hồ sơ đề nghị tách thửa đất được quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 101/2024/NĐ-CP bao gồm các thành phần hồ sơ như sau:

– Đơn đề nghị tách thửa đất theo Mẫu số 01/ĐK

– Bản vẽ tách thửa đất theo Mẫu số 02/ĐK do Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện hoặc do đơn vị đo đạc có Giấy phép về hoạt động đo đạc, thành lập bản đồ địa chính thực hiện;

– Giấy chứng nhận đã cấp hoặc bản sao Giấy chứng nhận đã cấp kèm bản gốc để đối chiếu hoặc nộp bản sao có công chứng, chứng thực;

– Các văn bản của cơ quan có thẩm quyền có thể hiện nội dung tách thửa đất (nếu có).

3. Một số lưu ý khi thực hiện thủ tục tách thửa theo luật đất đai mới

– Việc tách thửa đất phải bảo đảm có lối đi; được kết nối với đường giao thông công cộng hiện có; bảo đảm cấp nước, thoát nước và nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý.

Trường hợp người sử dụng đất dành một phần diện tích của thửa đất ở hoặc thửa đất có đất ở và đất khác trong cùng thửa đất để làm lối đi, khi thực hiện việc tách thửa đất thì không phải thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất đối với phần diện tích đất để làm lối đi đó.

– Các thửa đất sau khi tách thửa phải bảo đảm diện tích tối thiểu với loại đất đang sử dụng theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

Trường hợp thửa đất được tách có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu được phép tách thửa thì phải thực hiện đồng thời việc hợp thửa với thửa đất liền kề;

– Trường hợp chuyển mục đích sử dụng một phần thửa đất thì thực hiện tách thửa, diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách phải bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu của loại đất sau khi chuyển mục đích sử dụng.

Đối với thửa đất có đất ở và đất khác thì không bắt buộc thực hiện tách thửa khi chuyển mục đích sử dụng một phần thửa đất, trừ trường hợp người sử dụng đất có nhu cầu tách thửa;

– Trường hợp phân chia quyền sử dụng đất theo bản án, quyết định của Tòa án mà việc phân chia không bảo đảm các điều kiện, diện tích, kích thước tách thửa theo quy định thì không thực hiện tách thửa.

Mọi thắc mắc cần giải đáp, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0979 80 1111 để được tư vấn chi tiết!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.