Cách tính trợ cấp tai nạn lao động mới nhất

Luật Hùng Phúc 103 lượt xem An toàn LĐ, vệ sinh lao động, Lao động

Điều kiện được hưởng trợ cấp tai nạn lao động là gì và trợ cấp tai nạn lao động được tính như thế nào? Cùng Luật Hùng Phúc tìm hiểu nội dung này qua bài viết dưới đây.

1. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động

Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về điều kiện để người lao động hưởng trợ cấp từ bảo hiểm tai nạn lao động như sau:

Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

Điều kiện 1: Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

–  Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;

– Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;

– Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;

Điều kiện 2: Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này;

Điều kiện 3:  Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này

Để được hưởng chế độ tai nạn lao động thì người lao động cần đáp ứng các điều kiện theo quy định nêu trên.

Cách tính trợ cấp tai nạn lao động mới nhất
Cách tính trợ cấp tai nạn lao động mới nhất

2. Cách tính trợ cấp tai nạn lao động theo quy định của Pháp luật

Điều 4 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH quy định về trợ cấp tai nạn lao động như sau:

Điều 4. Trợ cấp tai nạn lao động

  1. Mức trợ cấp:
  2. a) Ít nhất 12 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động;
  3. b) Ít nhất bằng 0,6 tháng tiền lương đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì tính theo công thức dưới đây hoặc tra theo bảng tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này:

Ttc = Tbt x 0,4

Trong đó:

– Ttc: Mức trợ cấp cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương);

– Tbt: Mức bồi thường cho người bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương).”

Ví dụ :

– Ông B bị tai nạn lao động lần thứ nhất do ông B đã vi phạm quy định về an toàn lao động, không do lỗi của ai khác. Giám định sức khỏe xác định mức suy giảm khả năng lao động của ông B là 15% do vụ tai nạn này. Mức trợ cấp lần thứ nhất cho ông B là: Ttc = Tbt x 0,4 = 3,5 x 0,4 =1,4 (tháng tiền lương).

– Lần tiếp theo ông B bị tai nạn khi đi từ nơi làm việc về nơi ở (được điều tra và xác định là thuộc trường hợp được trợ cấp theo quy định tại khoản 1 Điều này). Giám định sức khỏe xác định mức suy giảm khả năng lao động do lần tai nạn này là 20%. Mức trợ cấp lần thứ hai cho ông B là:

Ttc = Tbt x 0,4 = 5,5 x 0,4 = 2,2 (tháng tiền lương).

Như vậy, việc tính mức trợ cấp bảo hiểm tai nạn lao động được thực hiện theo phương pháp: Ttc = Tbt x 0,4

3. Tai nạn lao động xảy ra do lỗi của người lao động thì người lao động có được trợ cấp hay không?

Theo Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động, trường hợp tai nạn lao động xảy ra do lỗi của người lao động thì người lao động vẫn được nhận trợ cấp.

Mức trợ cấp cho người lao động trong trường hợp này bằng một khoản tiền ít nhất bằng 40% trong:

– 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động;

– 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi. Mọi thắc mắc liên quan đến pháp lý doanh nghiệp, pháp lý lao động vui lòng liên hệ Hotline: 0982 466 166 để được tư vấn trực tiếp và chuyên sâu

Mọi thắc mắc cần giải đáp, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0979 80 1111 để được tư vấn chi tiết!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.