Cách xem giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chuẩn theo quy định của pháp luật

Hùng Phúc VP Luật sư 200 lượt xem Đất đai

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là loại giấy tờ không xa lạ gì đối với mỗi người dân chúng ta, bởi lẽ ý nghĩa của “nó” mang giá trị rất quan trọng. Chính vì quan trọng như thế nên việc làm thế nào để hiểu đúng về giấy chứng nhận, biết cách xem và nhận biết đâu là giấy tờ thật, đâu là giấy tờ giả là hoàn toàn cần thiết và đặc biệt quan trọng.

Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (hay còn gọi là Sổ đỏ) do Bộ trưởng Bộ tài nguyên và môi trường ban hành có hướng dẫn về cách xem Sổ đỏ như sau:

1. MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN

Giấy chứng nhận được phát hành theo một mẫu thống nhất và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Giấy chứng nhận gồm một tờ có 04 trang, in nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen và Trang bổ sung nền trắng; mỗi trang có kích thước 190mm x 265mm; bao gồm các nội dung theo quy định như sau:

  • Trang 1 gồm Quốc hiệu, Quốc huy và dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” in màu đỏ; mục “I. Tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” và số phát hành Giấy chứng nhận (số seri) gồm 02 chữ cái tiếng Việt và 06 chữ số, được in màu đen; dấu nổi của Bộ Tài nguyên và Môi trường
  • Trang 2 in chữ màu đen gồm mục “II. Thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”, trong đó có các thông tin về thửa đất, nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm và ghi chú; ngày tháng năm ký Giấy chứng nhận và cơ quan ký cấp Giấy chứng nhận; số vào sổ cấp Giấy chứng nhận
  • Trang 3 in chữ màu đen gồm mục “III. Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” và mục “IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận
  • Trang 4 in chữ màu đen gồm nội dung tiếp theo của mục “IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận”; nội dung lưu ý đối với người được cấp Giấy chứng nhận; mã vạch

Chung Nhan Quyen Su Dung Dat 637293050522985521

2. NỘI DUNG TRÊN GIẤY CHỨNG NHẬN

Nội dung trên Giấy chứng nhận được thể hiện thành bốn phần tương ứng như sau:

Phần thứ 1-Trang 1: Thể hiện thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất; số phát hành Giấy chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

1

Phần thứ 2 -Trang 2: Thể hiện thông tin về thửa đất, thông tin về nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất như thửa đất số bao nhiêu trên bản đồ địa chính; tờ bản đồ số; địa chỉ thửa đất; diện tích; hình thức sử dụng; mục đích sử dụng đất; thời hạn sử dụng đất

Tương tự các thông tin về thửa đất, thông tin về nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cũng thể hiện những nội dung như trên.

2

Phần thứ 3 -Trang 3: Thể hiện sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Hình thể thửa đất, chiều dài các cạnh thửa; Số hiệu thửa hoặc tên công trình giáp ranh, chỉ dẫn hướng Bắc – Nam; Chỉ giới, mốc giới quy hoạch sử dụng đất, chỉ giới, mốc giới hành lang bảo vệ an toàn công trình trên thửa đất cấp Giấy chứng nhận được thể hiện bằng đường nét đứt xen nét chấm kèm theo ghi chú loại chỉ giới, mốc giới;

Trường hợp thửa đất hợp nhất từ nhiều thửa khác có nguồn gốc, thời hạn sử dụng đất khác nhau hoặc có phần đất sử dụng riêng của một người và phần đất sử dụng chung của nhiều người thì thể hiện ranh giới giữa các phần đất bằng đường nét đứt xen nét chấm, kèm theo ghi chú thích theo mục đích của đường ranh giới đó.

Trường hợp đất có nhà chung cư mà diện tích đất sử dụng chung của các chủ căn hộ là một phần diện tích của thửa đất thì phải thể hiện phạm vi ranh giới phần đất sử dụng chung đó;

Sơ đồ nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất được thể hiện bằng đường nét đứt liên tục trên sơ đồ thửa đất tại vị trí tương ứng với thực địa; trường hợp đường ranh giới nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất trùng với ranh giới thửa đất thì thể hiện theo ranh giới thửa đất;

3

Phần thứ 4 -Trang 4: Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận” của Giấy chứng nhận

Phần này ghi chú những lưu ý của Giấy chứng nhận sau khi được cấp như tình hình đăng ký biến động chuyển nhượng, tách thửa, đăng ký thế chấp, xóa thế chấp…

Mã vạch được dùng để quản lý, tra cứu thông tin về Giấy chứng nhận và hồ sơ cấp Giấy chứng nhận; nội dung mã vạch thể hiện dãy số nguyên dương, có cấu trúc dưới dạng MV = MX.MN.ST, trong đó:

+ MX là mã đơn vị hành chính cấp xã nơi có thửa đất, được thể hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam; trường hợp cấp Giấy chứng nhận cho khu đất nằm trên nhiều đơn vị hành chính cấp xã thì ghi theo mã của xã có phần diện tích lớn nhất.

Trường hợp cấp Giấy chứng nhận thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì ghi thêm mã của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định vào trước mã của xã, phường, thị trấn nơi có đất;

+ MN là mã của năm cấp Giấy chứng nhận, gồm hai chữ số sau cùng của năm ký cấp Giấy chứng nhận;

+ ST là số thứ tự lưu trữ của hồ sơ thủ tục đăng ký đất đai tương ứng với Giấy chứng nhận được cấp lần đầu theo quy định về hồ sơ địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

4

Trên đây là một số lưu ý nổi bật khi xem Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho chính xác và nhận diện được một Giấy chứng nhận đúng pháp luật. Trường hợp còn có gì thắc mắc, xin vui lòng hiện hệ Luật sư để được tư vấn và giải đáp.

­­­

Xem thêm:

Mọi thắc mắc cần giải đáp, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0979 80 1111 để được tư vấn chi tiết!

1 bình luận về “Cách xem giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chuẩn theo quy định của pháp luật

  1. Pingback: HƯỚNG DẪN NHẬN BIẾT GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT GIẢ - Pháp luật Đất đai

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.