Sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động có trách nhiệm trả lại sổ Bảo hiểm xã hội cho người lao động khi hai bên chấm dứt hợp đồng lao động. Tuy nhiên, trên thực tế, có một số trường hợp người sử dụng lao động không trả lại sổ BHXH cho người lao động. Vậy, trong trường hợp này, người lao động cần phải làm gì? Luật sư xin chia sẻ tại bài viết dưới đây.
Về trách nhiệm của người sử dụng lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 47 Bộ luật Lao động 2012 quy định người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận, trả lại sổ BHXH và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.Theo đó, khi hợp đồng lao động chấm dứt, dù trong trường hợp nào, việc doanh nghiệp không chốt, trả sổ bảo hiểm cho người lao động là hoàn toàn trái quy định pháp luật.
Ngoài ra, căn cứ theo khoản 5 điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người sử dụng lao động có trách nhiệm phối hợp với cơ quan BHXH trả sổ BHXH cho người lao động, xác nhận thời gian đóng BHXH khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.
Như vậy, việc người sử dụng lao động không trả sổ BHXH cho người lao động là hoàn toàn trái với quy định của pháp luật.
Thứ hai, người lao động cần phải làm gì khi người sử dụng lao động không trả sổ BHXH?
Phương án 1: Thực hiện khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền.
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Nghị định 24/2018/NĐ-CP thì:
Khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc doanh nghiệp không thực hiện việc chốt, trả sổ bảo hiểm cho người lao động, người lao động có thể gửi đơn khiếu nại lần đầu đến giám đốc của doanh nghiệp để được giải quyết.
Nếu sau 07 làm việc kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, doanh nghiệp không giải quyết khiếu nại hoặc giải quyết nhưng người lao động không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu thì người lao động có thể gửi đơn khiếu nại lần hai đến Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính.
Phương án 2: Người lao động gửi đơn khởi kiện trực tiếp đến tòa án
Căn cứ quy định tại điều 32 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 về thẩm quyền giải quyết của Tòa án:
“Điều 32. Những tranh chấp về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
- Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động mà hòa giải thành nhưng các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, hòa giải không thành hoặc không hòa giải trong thời hạn do pháp luật quy định, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:
…
- d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; […]”
Như vậy, người lao động có thể trực tiếp khởi kiện ra Tòa án quận/huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính yêu cầu xử lý theo quy định của pháp luật để đòi lại quyền lợi của mình khi người lao động nhận định rằng không thể thực hiện khiếu nại đối với hoàn cảnh và tính chất của việc không trả sổ bảo hiểm.
Trên đây là tư vấn của Luật sư về trường hợp người sử dụng lao động không trả lại sổ BHXH cho người lao động. Hãy gọi cho chúng tôi theo số hotline 0979.80. 1111 để được tư vấn chi tiết.
Xem thêm:
Mọi thắc mắc cần giải đáp, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0979 80 1111 để được tư vấn chi tiết!
Công ty Luật TNHH Hùng Phúc