Cha mẹ có được coi là người giám hộ đương nhiên của con không?

Luật Hùng Phúc 67 lượt xem Hôn nhân gia đình

Nhiều người vẫn cho rằng cha mẹ là người giám hộ đương nhiên của con. Vậy điều này có đúng theo quy định pháp luật? Mời quý độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Giám hộ là gì?

Khoản 1 Điều 46 Bộ luật Dân sự quy định: Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình (sau đây gọi chung là người giám hộ) để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (sau đây gọi chung là người được giám hộ).

2. Đối tượng nào cần có người giám hộ

Việc giám hộ được thực hiện khi một cá nhân thực hiện chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Cụ thể:

– Người chưa thành niên: Là người có độ tuổi chưa đủ 18 tuổi theo khoản 1 Điều 21 Bộ luật Dân sự năm 2015.

– Người mất năng lực hành vi dân sự: Bị tâm thần/bệnh khác khiến không thể nhận thức, làm chủ hành vi, có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc tổ chức, cơ quan hữu quan và căn cứ vào kết luận giám định pháp y tâm thần, Toà án đã ra quyết định tuyên bố người này mất năng lực hành vi dân sự.

– Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi: Bao gồm đầy đủ các điều kiện sau đây:

  • Đã thành niên nhưng không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi do thể trạng hoặc tinh thần không đủ nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự;
  • Đã được người có quyền, lợi ích liên quan yêu cầu;
  • Dựa vào kết luận giám định pháp y tâm thần, Toà án ra quyết định tuyên bố người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ.

Như vậy, có 03 nhóm đối tượng sẽ phải có người giám hộ theo quy định của Bộ luật Dân sự hiện hành.

Cha mẹ có được coi là người giám hộ đương nhiên của con không?
Cha mẹ có được coi là người giám hộ đương nhiên của con không?

3. Cha mẹ có được coi là người giám hộ đương nhiên của con không?

Cha mẹ không phải người giám hộ đương nhiên cho con bởi hai lý do sau đây:

Thứ nhất, đối tượng chưa thành niên được giám hộ khi:

– Không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha mẹ.

– Có cha, mẹ nhưng cha mẹ đều mất/hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc đều bị Toà án tuyên bố hạn chế quyền với con hoặc đều không có đủ điều kiện để giáo dục, chăm sóc con và yêu cầu người giám hộ.

Trong trường hợp này, người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên là anh cả/chị cả là anh chị ruột; nếu không đủ điều kiện thì người anh/chị ruột tiếp theo làm người giám hộ; nếu không có thì ông bà nội, ông bà ngoại; nếu vẫn không xác định được thì sẽ là bác chú cô dì ruột…

Thứ hai, khi còn chưa thành niên còn đầy đủ bố mẹ không thuộc trường hợp nguyên nhân trên thì cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên.

Như vậy, cha mẹ sẽ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên. Còn việc giám hộ người chưa thành niên chỉ đặt ra với trường hợp con không còn hoặc không xác định được cha mẹ hoặc cha mẹ không đủ điều kiện làm người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên.

Mọi thắc mắc cần giải đáp, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0979 80 1111 để được tư vấn chi tiết!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.