Câu hỏi: Xin chào luật sư, gia đình tôi có 350m2 đất ruộng, đến năm 2032 hết hạn sử dụng. Gia đình tôi muốn biết sau khi hết hạn sử dụng có được phép chia thừa kế hay không? Thủ tục nhận thừa kế với đất ruộng được quy định như thế nào? Mong Luật sư giải đáp.
Trả lời:
1. Được thừa kế đất ruộng hết thời hạn sử dụng không
Trước hết, đất ruộng là tên thường gọi của một số loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp theo quy định tại Điều 10 Luật Đất đai 2013. Ví dụ như đất trồng cây hàng năm, đất trồng lúa, đất nông nghiệp khác…
Điều 126 Luật Đất đai 2013 quy định thời hạn sử dụng đối với đất ruộng/đất nông nghiệp là 50 năm đối với đất ruộng có nguồn gốc là được Nhà nước giao, công nhận và không quá 50 năm đối với đất ruộng được Nhà nước cho thuê.
Thừa kế đất ruộng được hiểu là người có tài sản thừa kế là đất ruộng được lựa chọn định đoạt tài sản của mình sau khi mất là theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật.
Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định về điều kiện thừa kế đất đai như sau:
“Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
- a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
- b) Đất không có tranh chấp;
- c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
- d) Trong thời hạn sử dụng đất.
…”
Theo đó, một trong những điều kiện để được thừa kế đất đai là đất còn trong thời hạn sử dụng. Tức là nếu đất đã hết thời hạn sử dụng thì không thể thực hiện việc thừa kế.
Tuy nhiên, khoản 1, khoản 2 Điều 126 Luật Đất đai 2013 quy định rằng nếu hết thời hạn sử dụng đất mà người sử dụng đất nông nghiệp là người trực tiếp sản xuất nông nghiệp và có nhu cầu được sử dụng tiếp thì được Nhà nước cho phép tiếp tục sử dụng nếu đất có nguồn gốc được Nhà nước giao, công nhận hoặc được xem xét cho tiếp tục sử dụng nếu được Nhà nước cho thuê.
Trong trường hợp của gia đình bạn, muốn thừa kế đất ruộng đã hết thời hạn sử dụng thì gia đình bạn cần thực hiện thủ tục xin gia hạn thời gian sử dụng đất (nếu là đất ruộng được Nhà nước cho thuê) hoặc thực hiện thủ tục xác nhận tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp (nếu là đất được Nhà nước giao, công nhận).
- Như vậy, pháp luật không cho phép được thừa kế đất ruộng tại thời điểm đã hết thời hạn sử dụng.
Muốn được thừa kế đất ruộng thì người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục gia hạn thời gian sử dụng đất hoặc xác nhận tiếp tục sử dụng đất ruộng theo trình tự, thủ tục luật định.
Sau khi đã được gia hạn hoặc được xác nhận tiếp tục sử dụng đất ruộng thì gia đình bạn được tiếp tục thực hiện lập di chúc hoặc nhận thừa kế theo quy định pháp luật.
2. Thủ tục thừa kế đất ruộng
Thông thường, nếu có di chúc thì thủ tục phân chia thừa kế sẽ được thực hiện theo di chúc. Trường hợp không có di chúc, thủ tục thừa kế đất ruộng có thể thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế
Cử người đại diện thực hiện cấp sổ đỏ lần đầu, đại diện đứng tên trên sổ đỏ nếu đất chưa có sổ. Người được cử, đại diện là một trong những người được hưởng di sản thừa kế;
- Thỏa thuận cụ thể về việc phân chia di sản thừa kế;
- Thỏa thuận các vấn đề về nghĩa vụ, khoản nợ;
- Thỏa thuận về các vấn đề khác liên quan đến di sản;…
Đây là bước được thực hiện trong gia đình, những người có quyền hưởng thừa kế. Cần có sự đồng thuận của tất cả các cá nhân có quyền hưởng di sản thừa kế thì các thủ tục tiếp theo mới có thể thực hiện một cách dễ dàng.
Bước 2: Cấp sổ đỏ lần đầu (Đối với trường hợp đất chưa có sổ đỏ)
Những người thừa kế thực hiện cấp sổ đỏ lần đầu cho phần diện tích đất ruộng là di sản thừa kế;
Trong trường hợp đã có sổ nhưng hết thời hạn sử dụng, những người thừa kế thực hiện thủ tục xin gia hạn thời gian sử dụng đất hoặc xác nhận tiếp tục sử dụng đất ruộng theo quy định;
Bước 3: Phân chia di sản thừa kế đất ruộng sau khi đã có sổ hoặc đã được xác nhận tiếp tục sử dụng đất
Việc phân chia di sản phải được lập thành văn bản và phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định pháp luật.
Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế là đất ruộng được thực hiện tại văn phòng công chứng/phòng công chứng; việc chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất.
Bước 4: Sang tên sổ đỏ
Đây là bước cuối cùng để người nhận thừa kế được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đối với diện tích đất ruộng được nhận thừa kế.
Việc sang tên sổ đỏ/đăng ký biến động quyền sử dụng đất được thực hiện tại văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về nội dung thừa kế đất ruộng khi hết thời hạn sử dụng và thủ tục thừa kế đất ruông. Mọi thắc mắc cần giải đáp liên quan đến thủ tục hành chính đất đai, tranh chấp đất đai vui lòng liên hệ Hotline: 0931 70 4444 để được tư vấn trực tiếp và chuyên sâu.
Mọi thắc mắc cần giải đáp, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0979 80 1111 để được tư vấn chi tiết!
Công ty Luật TNHH Hùng Phúc
Gia đình tôi có 1 mảnh đất 50 năm với diện tích gần 400m2. Đến nay đã sử dụng được hơn 30 năm.Lần đầu cấp đất cho gia đình tôi đứng tên trên sổ là ông nội tôi.
Đến năm 2000 khi nhà nước có chủ trương đo lại đất và xác định vị trí trên bản đồ thì lúc đó ông nội bảo bàn giao cho bố tôi sử dụng nên trên bản đồ đó ghi tên vị trí mảnh đất là tên bố tôi từ đó và những lần đo về sau.
Hiện tại ô nội tôi đã mất hơn 10 năm nhưng gia đình tôi đang không giữ giấy tờ gì liên quan đến mảnh đất này. Chỉ được giữ bản sao của bản đồ. Gia đình tôi muốn hỏi mảnh đất đó bây giờ chủ sở hữu đang thuộc về bố tôi hay Ông Nội ( người đã mất ) và nếu có tranh chấp thì phải phân chia như thế nào? Xin được giúp tôi giải đáp !