Tiếp nối Phần 1, Luật Hùng Phúc xin gửi đến Quý thành viên giai đoạn chuyển mình tiếp theo của Luật Doanh nghiệp.
4. Luật Doanh nghiệp 2005
Đến Luật Doanh nghiệp 2005, tiếp tục là những cải cách quan trọng để phù hợp với tình hình hình xã hội và nhu cầu phát triển kinh tế. Cải cách quan trọng của luật là thống nhất các quy định về tổ chức quản lý các loại hình doanh nghiệp, khắc phục những khiếm khuyết của hệ thống pháp luật hiện hành về doanh nghiệp.
Luật Doanh nghiệp 2005 đã kế thừa và phát huy tinh thần của Luật Doanh nghiệp năm 1999, tiếp tục mở rộng quyền tự do kinh doanh, rút ngắn thời gian đăng ký doanh nghiệp, cho phép thành lập công ty TNHH MTV do cá nhân làm chủ, hoàn thiện quy định về quản trị doanh nghiệp theo thông lệ quốc tế.
Mặt dù, không tạo ra nhiều đột phá ngoạn ngục như Luật Doanh nghiệp 1999, nhưng Luật Doanh nghiệp 2005 đã tiếp tục có những tác động tích cực vào phát triển khu vực kinh tế tư nhân, cải cách doanh nghiệp nhà nước và thu hút đầu tư nước ngoài.
Đặc biệt, thời gian này cũng là thời gian Việt Nam đang chuẩn bị mọi tiềm lực để tham gia vào sân chơi kinh tế lớn, gia nhập tổ chức kinh tế thể giới – WTO. Luật Doanh nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng để nước ta gia nhập sân chơi kinh tế lớn này.
5. Luật Doanh nghiệp 2014
Từ ngày 01/7/2015, Luật Doanh nghiệp 2014 gồm 10 chương, 213 điều được xem là cuộc đột phá thể chế lần hai và là sự mong mỏi, chờ đợi của người dân và doanh nghiệp sau cuộc đột phá thể chế của Luật Doanh nghiệp năm 1999.
Ra đời trong bối cảnh thực thi hiến pháp mới, hiến pháp 2013, những quy định của luật đã thể hiện đúng tinh thần của hiến pháp là cá nhân, tổ chức được phép kinh doanh bất cứ thứ gì mà pháp luật không cấm.
Luật Doanh nghiệp 2014 được soạn thảo và thông qua với nhiều thay đổi đột phá về quyền kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính, cải cách con dấu, bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư, dễ dàng trong tái cơ cấu doanh nghiệp.
Minh chứng cho việc đột phá và nhận được sự mong chờ từ phía doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp 2014 đã có những điểm mới đáng chú ý sau đây:
Một là, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin như việc luật hóa Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp hay bằng việc quy định cuộc họp được ghi biên bản và có thể ghi âm hoặc ghi và lưu giữ dưới hình thức điện tử khác đã có bước tiến bộ vượt bậc so với quy định cũ là chỉ ghi vào sổ biên bản.
Hai là bỏ ghi ngành nghề kinh doanh trong Giấy CNĐKDN; bỏ việc xác định vốn pháp định, chứng chỉ hành nghề .v.v. Điều này đã hiện thực hóa quyền tự do kinh doanh tất cả ngành nghề mà pháp luật không cấm theo quy định tại Hiến pháp, làm cho doanh nghiệp trở thành công cụ kinh doanh thực sự an toàn, đa công năng và rẻ hơn .v.v.
Ba là rút ngắn thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp xuống còn 03 ngày thay vì 05 ngày như trước đây.
Bốn là bãi bỏ các yêu cầu và điều kiện kinh doanh tại thời điểm đăng ký kinh doanh.
Năm là hài hòa thủ tục đăng ký doanh nghiệp với thuế, lao động, bảo hiểm…
Sáu là, cách tiếp cận mới hoàn toàn về con dấu doanh nghiệp, mang tính “cách mạng”. Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Thay vì phải đăng ký với cơ quan Công an so với luật 2005
Bảy là, cùng với Luật Đầu tư 2014, Luật mới đã chính thức bãi bỏ nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư có thể đồng thời là Giấy CNĐKDN. Qua đó, các nhà đầu tư nước ngoài muốn thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam đều phải được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sau đó sẽ thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
Tám là, chính thức thay đổi theo đúng thông lệ quốc tế khi giảm tỷ lệ dự họp từ 65% (Luật cũ) xuống còn 51%. Khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết là cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành.
Luật Doanh nghiệp năm 2014 được Quốc hội thông qua là sự kiện quan trọng đánh dấu những đổi mới rất trọng yếu liên quan đến doanh nghiệp, thể hiện được ý chí, nguyện vọng của đại đa số doanh nghiệp. Điều đó cho thấy những dấu hiệu khả quan cho nền kinh tế với những điều mà Luật Doanh nghiệp 2014 mang lại.
Khi xây dựng một bộ luật, các bên liên quan luôn đứng trước tình thế lưỡng lự giữa việc trao thêm quyền cho người dân hay tăng thêm quyền quản lý cho mình. Thực tế nói trên là bằng chứng rõ ràng cho thấy, không phải ưu đãi, bao cấp hay bảo hộ mà là “cởi trói”, trao quyền cho người dân tự nó sẽ phát huy được tác dụng trong huy động nguồn lực, sáng kiến, trí tuệ để phát triển. Điều quan trọng là phải vượt qua được tư duy “năng lực quản lý đến đâu thì mở đến đó” và thay bằng tư duy “năng lực quản lý phải được xây dựng để phù hợp và thúc đẩy sự phát triển đất nước”.
Mọi thắc mắc cần giải đáp, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0979 80 1111 để được tư vấn chi tiết!
Công ty Luật TNHH Hùng Phúc