Người dân cần làm gì khi bị thu hồi đất trái luật?

Hà Xuyên 6 lượt xem Đất đai

Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định và tiến hành thu hồi lại quyền sử dụng đất của người được nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai. Việc thu hồi đất được pháp luật quy định cho từng trường hợp cụ thể, tuy nhiên vẫn xảy ra các trường hợp người dân bị thu hồi đất không đúng theo quy định pháp luật. Khi nghi ngờ việc thu hồi đất của mình là trái pháp luật, người dân cần có những kiến thức và hành động cụ thể để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.

Người Dân Cần Làm Gì Khi Bị Thu Hồi đất Trái Luật?
Người dân cần làm gì khi bị thu hồi đất trái luật?

1. Các trường hợp Nhà nước ra quyết định thu hồi đất

Tại Chương 6 Luật Đất đai 2024 quy định các trường hợp thu hồi đất như sau:

– Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh (Điều 78 Luật Đất đai 2024)

– Thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng (Điều 79 Luật Đất đai 2024)

– Các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai (Điều 81 Luật Đất đai 2024)

– Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người, không còn khả năng tiếp tục sử dụng (Điều 82 Luật Đất đai 2024)

– Trường hợp thu hồi đất liên quan đến quốc phòng, an ninh (Điều 84 Luật Đất đai 2024)

2. Cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất

Thẩm quyền thu hồi đất của cá nhân, tổ chức được quy định tại Điều 83 Luật Đất đai 2024, theo đó UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện là cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất, cụ thể:

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất đối với tổ chức trong nước, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thuộc trường hợp quy định tại Điều 81 và Điều 82 của Luật này.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

a) Thu hồi đất thuộc trường hợp quy định tại Điều 78 và Điều 79 của Luật này không phân biệt người sử dụng đất, tổ chức, cá nhân đang quản lý, chiếm hữu đất;

b) Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thuộc trường hợp quy định tại Điều 81 và Điều 82 của Luật này.

3. Người dân cần làm gì trong trường hợp thu hồi đất trái luật?

Các trường hợp thu hồi đất trái pháp luật chủ yếu do sự sai phạm từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể như: Thu hồi đất sai thẩm quyền; Thu hồi đất sai trình tự, thủ tục; Thu hồi đất không đúng mục đích; Xâm phạm quyền lợi của người dân khi thu hồi đất,…

Nếu Nhà nước ra quyết định thu hồi đất không thuộc một trong những trường hợp quy định tại Chương 6 Luật Đất đai 2024 nêu trên thì được xác định ra quyết định thu hồi đất trái luật. Khi đó, người sử dụng đất có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện quyết định thu hồi đất để đảm bảo quyền lợi của mình.

3.1. Khiếu nại quyết định thu hồi đất

Căn cứ khoản 1 Điều 85 Luật Đất đai 2024 quy định, trước khi ra quyết định thu hồi đất, cơ quan có thẩm quyền phải có thông báo về việc thu hồi đất. Nếu không thực hiện thông báo sẽ bị xem là thu hồi đất không đúng quy trình, thủ tục luật định.

Người sử dụng đất, người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai theo quy định tại khoản 1 Điều 237 Luật Đất đai 2024.

Khi đó, cơ quan có thẩm quyền ban hành thông báo thu hồi đất là UBND cấp tỉnh hoặc UBND cấp huyện căn cứ vào từng trường hợp mà Chủ tịch UBND cấp huyện hoặc UBND cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu.

3.2. Khởi kiện quyết định thu hồi đất

Người khởi kiện quyết định thu hồi đất cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm:

+ Đơn Khởi kiện quyết định thu hồi đất;

+ Các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện;

+ Bản sao Quyết định thu hồi đất, bản sao các quyết định giải quyết khiếu nại (nếu có)…;

+ Giấy ủy quyền tham gia tố tụng (nếu có);

+ Bản sao hộ khẩu, giấy Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân (có chứng thực của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền);

+ Hồ sơ giải quyết khiếu nại (nếu có) và bản sao các văn bản, tài liệu trong hồ sơ giải quyết việc hành chính để ra quyết định thu hồi đất đó.

+ Bản thống kê danh mục các tài liệu (ghi rõ bản chính, bản sao).

Sau khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, người khởi kiện có thể nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua đường bưu điện. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Toà án sẽ tiến hành xem xét quyết định có thụ lý vụ án hay không. Thời hạn chuẩn bị xét xử cho các vụ án, trừ vụ án xét xử theo thủ tục rút gọn, vụ án có yếu tố nước ngoài là 04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án.

Trên đây là hướng dẫn của Luật Hùng Phúc trong trường hợp người dân bị thu hồi đất trái luật.

Mọi thắc mắc cần giải đáp, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0979 80 1111 để được tư vấn chi tiết!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.