Phân biệt dấu hiệu trùng và tương tự trong bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Hùng Phúc VP Luật sư 70 lượt xem Sở hữu trí tuệ, Theo dòng thời sự pháp lý

Doanh nghiệp khi đăng kí bảo hộ đối với các sản phẩm sở hữu trí tuệ luôn phải đáp ứng các yêu cầu luật định. Trong số các điều kiện cần và đủ để một sản phẩm sở hữu trí tuệ được bảo hộ đó là sản phẩm đăng kí bảo hộ không được trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với sản phẩm đã được bảo hộ trước đó. LUẬT HÙNG PHÚC sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn thế nào là dấu hiệu trùng và tương tự khi xem xét một đối tượng sở hữu trí tuệ.

 

Ảnh minh họa – Văn phòng luật sư Hùng Phúc
  Dấu hiệu trùng Dấu hiệu tương tự
Tên thương mại

Tên trùng là trường hợp tên được viết và đọc bằng tiếng Việt hoàn toàn giống với tên thương mại đã đăng ký bảo hộ.

Ví dụ: Công ty Sao Mai sử dụng tên thương mại Sao Mai dán nhãn hàng hóa, sản phẩm, quảng cáo, giao dịch với khách hàng khiến nhiều khách hàng trùng với tên thương mại Sao Mai đã được công ty Hòa Bình bảo hộ.

Tên thương mại gây nhầm lẫn với tên thương mại của người khác đã được sử dụng từ trước trên cùng một địa bàn và trong cùng một lĩnh vực kinh doanh, gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của người khác đã được bảo hộ.

Ví dụ: Công ty cổ phần Đầu tư tài chính Bất động sản Vincon sử dụng tên thương mại có dấu hiệu tương tự với tên thương mại Vincom đã được bảo hộ.

Chỉ dẫn địa lý

 

 

Chỉ dẫn địa lý trùng nếu giống với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ về cấu tạo từ ngữ, kể cả cách phát âm, phiên âm đối với chữ cái, ý nghĩa hoặc về hình ảnh, biểu tượng thuộc phạm vi bảo hộ của chỉ dẫn địa lý.

Ví dụ: sản phẩm nước mắm trùng lấy tên Phú Quốc trùng với chỉ dẫn địa lý “Phú Quốc” cho sản phẩm nước mắm tại Việt Nam và EU: Sản phẩm nước mắm Phú Quốc có đặc trưng chỉ sản xuất bằng cá cơm, có màu cánh gián đặc trưng, hoàn toàn tự nhiên chứ không bằng cách pha màu, mùi vị thơm ngon.

Chỉ dẫn địa lý tương tự là chỉ dẫn địa lý gây nhầm lẫn về nguồn gốc của sản phẩm có chỉ dẫn địa lý được bảo hộ.

Ví dụ: bia Heininiger được sản xuất tại nhà máy bia ở Bình Dương có in hình lá cờ Đức lên sản phẩm của mình đã xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý. Cụ thể, nhà máy sản xuất loại bia này đã sử dụng dấu hiệu là “lá cờ Đức” bảo hộ cho sản phẩm lại sản xuất tại Bình Dương làm người tiêu dùng hiểu sai rằng sản phẩm bia này có nguồn gốc từ Đức.

Kiểu dáng công nghiệp

Khi hai kiểu dáng công nghiệp cùng dùng cho sản phẩm cùng loại, có cùng tập hợp các đặc điểm tạo dáng cơ bản (được hiểu là đặc điểm tạo dáng dễ dàng nhận biết, ghi nhớ, được dùng để phân biệt tổng thể kiểu dáng công nghiệp này với kiểu dáng công nghiệp khác. Tập hợp các đặc điểm tạo dáng cơ bản có thể là hình khối, đường nét, tương quan giữa các đặc điểm hình khối và/hoặc đường nét, các đặc điểm màu sắc được xác định trên cơ sở bộ ảnh chụp/bản vẽ) và không cơ bản.

Ví dụ: sản phẩm bát và đĩa thì đây là hai sản phẩm cùng loại. Mặc dù, kiểu dáng công nghiệp của đĩa không giống hệt bát (là kiểu dáng công nghiệp đã được bảo hộ) nhưng lại thuộc diện không khác biệt cơ bản.Cụ thể, là các họa tiết, đường nét trên miệng bát, đĩa là không khác biệt cơ bản.

Khi hai kiểu dáng công nghiệp dùng cho sản phẩm cùng loại và có ít nhất một đặc điểm tạo dáng cơ bản trùng hoặc không khác biệt đáng kể với nhau.

Ví dụ: kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ là một bộ phận của xe máy và sản phẩm vi phạm kiểu dáng công nghiệp là xe máy có bộ phận mang kiểu dáng công nghiệp giống với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ.

Nhãn hiệu

Khi sử dụng dấu hiệu giống hệt hoặc khó phân biệt về tổng thể cấu tạo và cách trình bày với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan về bản chất, tính năng, công dụng, phương thức thực hiện chức năng hoặc phương thức lưu thông trên thị trường đến mức gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ.

Ví dụ: Sản phẩm sữa đậu nành “TRƯỜNG SINH” xâm phạm nhãn hiệu “TRƯỜNG SINH” của sản phẩm sữa đặc có đường và sữa bột.

Khi sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu về cấu tạo và cách trình bày cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan với hàng hóa, dịch vụ đăng kí kèm theo nhãn hiệu về bản chất, chức năng, cách thức thực hiện chức năng, công dụng và phương thức lưu thông.

Ví dụ: Sản phẩm rượu bia Hubico sử dụng dấu hiệu hình “Heineken” xâm phạm nhãn hiệu hình “Heineken” của nhà máy bia Việt Nam đã được bảo hộ.

Nhãn hiệu nổi tiếng

Cách phân biệt cũng giống với dấu hiệu phân biệt của nhãn hiệu.

Tuy nhiên phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu nổi tiếng rộng hơn, nhiều người biết hơn nên chỉ cần có một yếu tố có khả năng gây nhầm lẫn thì nhãn hiệu đăng kí đó sẽ không được bảo hộ.

Ví dụ: sử dụng nhãn hiệu nổi tiếng Honda cho sản phẩm bánh kẹo là hành vi xâm phạm nhãn hiệu nổi tiếng Honda.

Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng về tổng thể và cấu trúc và cách trình bày cho các hàng hóa, dịch vụ.

Ví dụ: sử dụng dấu hiệu “MC” cho các hàng hóa của công ty Sao Thái Dương là hành vi xâm phạm thương hiệu nổi tiếng McDonald.

Việc phân biệt và hiểu rõ được dấu hiệu trùng và dấu hiệu tương tự dẫn đến gây nhầm lẫn với một đối tượng sở hữu trí tuệ khác là một điều kiện quan trọng trong quá trình đăng kí bảo hộ sở hữu trí tuệ. Đây được xem là một trong các bước quan trọng để xác định và được công nhận bảo hộ sở hữu trí tuệ.

Căn cứ pháp lý:

– Luật sở hữu trí tuệ 2005.

– Thông tư 01/2007/TT-BKHCN.

– Thông tư 11/2015/TT-BKHCN.

– Thông tư 16/2016/TT-BKHCN.

 

 

 

Mọi thắc mắc cần giải đáp, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0979 80 1111 để được tư vấn chi tiết!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.