Phân biệt nhà ở xã hội và nhà ở thương mại

Luật Hùng Phúc 58 lượt xem Đất đai

Nhà ở là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân. Theo mục đích sử dụng, có thể phân loại nhà ở thành nhiều loại. Tuy nhiên, có rất nhiều khách hàng nhầm lẫn giữa nhà ở xã hội và nhà ở thương mại. Luật Hùng Phúc đưa ra các tiêu chí cơ bản để khách hàng có thể phân biệt dễ dàng 2 loại nhà ở này.

Phan Biet Nha O Xa Hoi Va Nha O Thuong Mai

Bảng: Phân biệt nhà ở xã hội và nhà ở thương mại

Nhà ở xã hội Nhà ở thương mại
CSPL Khoản 7 Điều 3 Luật Nhà ở 2014 Khoản 4 Điều 3 Luật Nhà ở 2014
Khái niệm Là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở 2014. Là nhà ở được đầu tư xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua theo cơ chế thị trường.
Đối tượng

hưởng/mua, thuê

Theo Điều 49 Luật Nhà ở 2014, các đối tượng sau đây nếu đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 51 Luật Nhà ở thì được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội:

1. Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;

2. Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn;

3. Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu;

4. Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;

5. Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;

6. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;

7. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

8. Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định tại khoản 5 Điều 81 Luật Nhà ở 2014;

9. Học sinh, sinh viên các học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; học sinh trường dân tộc nội trú công lập được sử dụng nhà ở trong thời gian học tập;

10. Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.

Tất cả công dân đều có thể mua nhà ở thương mại kể cả người nước ngoài.

Với đối tượng mua nhà là tổ chức, cá nhân nước ngoài thì cần phải đáp ứng các quy định trong Điều 160 Luật Nhà ở 2014.

Loại nhà và

tiêu chuẩn diện tích

nhà ở

Theo Điều 55 Luật Nhà ở 2014, nhà ở xã hội chia thành 02 loại: chung cư hoặc nhà ở riêng lẻ.

– Nhà ở xã hội phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

– Trường hợp là nhà ở riêng lẻ thì phải được thiết kế, xây dựng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn diện tích nhà ở xã hội.

– Trường hợp là nhà chung cư thì căn hộ phải được thiết kế, xây dựng theo kiểu khép kín, bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn diện tích nhà ở xã hội.

Loại nhà và tiêu chuẩn diện tích nhà ở thương mại quy định tại Điều 24 Luật Nhà ở 2014, cụ thể:

– Loại nhà ở, tiêu chuẩn diện tích của từng loại nhà ở thương mại do chủ đầu tư dự án quyết định lựa chọn nhưng phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng, tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, kiến trúc nhà ở và nội dung quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Đối với căn hộ chung cư thì phải thiết kế, xây dựng theo kiểu căn hộ khép kín, có diện tích sàn căn hộ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng.

– Đối với nhà ở riêng lẻ thì phải xây dựng theo đúng quy hoạch chi tiết xây dựng, thiết kế được phê duyệt theo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng.

Chính sách

hỗ trợ/vay vốn

Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội năm 2021-2022 tại Ngân hàng Chính sách xã hội là 4,8%/năm. Người mua nhà ở thương mại không hạn chế các ngân hàng tài trợ, chỉ cần đáp ứng được các điều kiện vay vốn.

 

Mọi thắc mắc cần giải đáp, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0979 80 1111 để được tư vấn chi tiết!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.