Quy định khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên

Luật Hùng Phúc 124 lượt xem Lao động

Khám sức khỏe định kì cho nhân viên là việc làm bắt buộc đối với mỗi doanh nghiệp. Việc làm này không chỉ giúp phát hiện được tình trạng sức khỏe của nhân viên mà còn hữu ích đối với doanh nghiệp trong vấn đề quản lý nhân sự. Vậy bao lâu thì doanh nghiệp phải tổ chức khám sức khỏe cho nhân viên một lần?

1. Doanh nghiệp phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ bao lâu một lần?

Theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 6 Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động có nghĩa vụ thực hiện quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

Trong đó, điểm b khoản 2 Điều 7 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 cũng quy định người sử dụng lao động có nghĩa vụ thực hiện việc chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

Cụ thể, khoản 1 Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 quy định về việc khám sức khỏe định kỳ cho người lao động như sau:

“1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.”

Theo đó, thời gian tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên tại doanh nghiệp được thực hiện như sau:

– Người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi: Khám sức khỏe định kỳ ít nhất 06 tháng/lần.

– Người lao động còn lại: Khám sức khỏe định kỳ ít nhất 01 năm/lần.

Chi phí cho hoạt động khám sức khỏe định kỳ cho người lao động sẽ do người sử dụng lao động chi trả. Số tiền này sẽ được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

Quy định khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên
Quy định khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên

2. Khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên bao gồm những nội dung nào?

Căn cứ Thông tư 14/2013/TT-BYT, khi khám sức khỏe định kỳ, người lao động sẽ được khám các nội dung sau:

(1) Khám thể lực bao gồm đo chiều cao, cân nặng, huyết áp.

(2) Khám lâm sàng được diễn ra với các nội dung như sau:

– Khám nội khoa bao gồm: tuần hoàn, hô hấp, nội tiết, tiêu hóa, thần kinh, cơ xương khớp, tâm thần.

– Khám mắt: Kiểm tra thị lực hai mắt, các bệnh về mắt.

– Khám tai – mũi – họng: Kiểm tra thính lực hai tai, thăm khám mũi, họng để phát hiện các bệnh lý liên quan.

– Khám răng – hàm – mặt: Giúp phát hiện sớm các bệnh về răng miệng như sâu răng, hôi miệng, viêm nướu… và các bệnh vùng hàm, mặt.

– Khám da liễu: Phát hiện các rối loạn, bệnh lý về da như viêm da, dị ứng, nhiễm trùng da do vi-rút, vi khuẩn, nấm,…

– Khám phụ khoa (áp dụng với lao động nữ): Khám tầm soát các bệnh lý phụ khoa như ung thư cổ tử cung, ung thư vú, ung thư buồng trứng, viêm nhiễm sinh dục,…

(3) Khám cận lâm sàng bao gồm xét nghiệm máu, phân tích nước tiểu, kiểm tra tim phổi…

Ngoài những nội dung trên, doanh nghiệp có thể xem xét mở rộng chuyên khoa khám bệnh và xét nghiệm để kiểm tra kỹ sức khỏa cho người lao động.

3. Không tổ chức khám sức khỏe cho nhân viên doanh nghiệp có bị phạt?

Việc tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên là nghĩa vụ của người sử dụng lao động. Nếu tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 2 Điều 22 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:

“2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không tổ chức khám sức khỏe định kỳ hoặc khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động.”

Theo quy định này, mức phạt đối với người sử dụng lao động không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động sẽ phụ thuộc vào số lượng nhân viên không được khám sức khỏe định kỳ với phạt từ 01 – 03 triệu đồng/người lao động nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng.

Lưu ý, đây là mức phạt đối với người sử dụng lao động là cá nhân vi phạm, trường hợp tổ chức vi phạm sẽ bị phạt gấp đôi với mức từ 02 – 06 triệu/người lao động bị vi phạm nhưng tối đa không quá 150 triệu đồng (Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).

Mọi thắc mắc cần giải đáp, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0979 80 1111 để được tư vấn chi tiết!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.