Quy định mức phạt đối với hành vi lấn, chiếm đất đai

Luật Hùng Phúc 69 lượt xem Đất đai

Hành vi lấn chiếm đất để xây dựng nhà ở hoặc sử dụng vào các mục đích khác là một hành vi khá phổ biến trong đời sống, việc này gây ảnh hưởng rất lớn tới lợi ích của tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng đất. Vậy hành vi lấn chiếm đất có thể bị xử lý như thế nào?

Quy định mức phạt đối với hành vi lấn, chiếm đất đai

1. Lấn, chiếm đất đai là gì?

Căn cứ theo khoản 1, 2 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về hành vi lấn, chiếm đất như sau:

* Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép.

* Chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép;

– Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép;

– Sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng đất và đã có quyết định thu hồi đất được công bố, tổ chức thực hiện nhưng người sử dụng đất không chấp hành (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp);

– Sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.

2. Xử phạt hành chính đối với hành vi lấn, chiếm đất đai

Mức phạt tiền đối với hành vi lấn, chiếm đất phụ thuộc vào loại đất bị lấn chiếm, diện tích, khu vực và đối tượng thực hiện hành vi. Mức xử phạt đối với hành vi này được quy định tại Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, cụ thể:

TT

Diện tích

Mức phạt tiền

Biện pháp khắc phục hậu quả

Nông thôn

Thành thị

Lấn, chiếm đất chưa sử dụng

– Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm;

Trừ 02 trường hợp sau:

+ Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất và các trường hợp người đang sử dụng đất vi phạm được tạm thời sử dụng cho đến khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

+ Buộc thực hiện tiếp thủ tục giao đất, thuê đất theo quy định đối với trường hợp sử dụng đất khi chưa thực hiện xong thủ tục giao đất, thuê đất.

– Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

1 Dưới 0,05 ha 02 – 03 triệu đồng Bằng 02 lần mức phạt ở nông thôn nhưng không vượt quá:+ Cá nhân: 500 triệu đồng;

+ Tổ chức: 1 tỷ đồng.

2 Từ 0,05 đến dưới 0,1 ha 03 – 05 triệu đồng
3 Từ 0,1 đến dưới 0,5ha 05 – 15 triệu đồng
4 Từ 0,5 đến dưới 01 ha 15 – 30 triệu đồng
5 Từ 01 ha trở lên 30 – 70 triệu đồng
Lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất
1 Dưới 0,05 héc ta 03 – 05 triệu đồng Bằng 02 lần mức phạt ở nông thôn nhưng không quá:+ Cá nhân: 500 triệu đồng;

+ Tổ chức: 1 tỷ đồng.

2 Từ 0,05 đến dưới 0,1 ha 05 – 10 triệu đồng
3 Từ 0,1 đến dưới 0,5 ha 10 – 30 triệu đồng
4 Từ 0,5 đến dưới 01 ha 30 – 50 triệu đồng
5 Từ 01ha trở lên 50 – 120 triệu đồng
Lấn, chiếm đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất
1 Dưới 0,02 ha 03 – 05 triệu đồng Bằng 02 lần mức phạt ở nông thôn nhưng không vượt quá:+ Cá nhân: 500 triệu đồng;

+ Tổ chức: 1 tỷ đồng.

2 Dưới 0,05 héc ta 05 – 07 triệu đồng
3 Từ 0,05 đến dưới 0,1 ha 07 – 15 triệu đồng
4 Từ 0,1 đến dưới 0,5 ha 15 – 40 triệu đồng
5 Từ 0,5 đến dưới 01 ha 40 – 60 triệu đồng
6 Từ 01ha trở lên 60 – 150 triệu đồng
Lấn, chiếm đất phi nông nghiệp, trừ trường hợp lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình và đất công trình có hành lang bảo vệ, đất trụ sở làm việc và cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức
1 Dưới 0,05 ha 10 – 20 triệu đồng Bằng 02 lần mức phạt ở nông thôn nhưng không vượt quá:+ Cá nhân: 500 triệu đồng;

+ Tổ chức: 1 tỷ đồng.

2 Từ 0,05 đến dưới 0,1 ha 20 – 40 triệu đồng
3 Từ 0,1 đến dưới 0,5 ha 40 – 100 triệu đồng
4 Từ 0,5 đến dưới 01 ha 100 – 200 triệu đồng
5 Từ 01 ha trở lên 200 – 500 triệu đồng

Trong đó:

– Diện tích quy đổi: 0,01 ha = 100 m2; 0,02 ha = 200 m2; 0,05 ha = 500 m2; 0,1 ha = 1.000 m2.

– Đất phi nông nghiệp bao gồm: Đất ở; đất xây dựng trụ sở cơ quan; đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất xây dựng công trình sự nghiệp; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; đất sử dụng vào mục đích công cộng.

– Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân có cùng một hành vi vi phạm hành chính.

3. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi lấn chiếm đất đai

Hành vi lấn, chiếm đất có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai theo Điều 228 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017):

– Người nào lấn chiếm đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

+ Có tổ chức;

+ Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Tái phạm nguy hiểm.

– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Mọi thắc mắc cần giải đáp, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0979 80 1111 để được tư vấn chi tiết!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.