QUYỀN ĐƯỢC PHÉP KINH DOANH CỦA CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN CHỨC

Hùng Phúc VP Luật sư 49 lượt xem Doanh nghiệp, Theo dòng thời sự pháp lý, Tư vấn doanh nghiệp

Cán bộ, công chức, viên chức là những người làm việc trong cơ quan nhà nước, được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên nếu muốn kiếm thêm thu nhập bằng hình thức kinh doanh bên ngoài thì vẫn có thể được phép kinh doanh.

Đối tượng làm việc tại cơ quan nhà nước

Cán bộ, công chức, viên chức là những người làm việc trong cơ quan nhà nước, do đó chịu những hạn chế trong việc thành lập, góp vốn và quản lý doanh nghiệp.

 
Tiêu chí Cán bộ Công chức Viên chức
Nguồn gốc Được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh Được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh Được tuyển dụng theo vị trí việc làm
Chế độ biên chế Trong biên chế Trong biên chế Theo hợp đồng làm việc
Tính chất công việc Theo nhiệm kỳ Thực hiện công vụ thường xuyên Thực hiện công việc theo hợp đồng

Nơi làm việc

– Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước;

– Tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện)

– Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước;

– Tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;

– Cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng;

– Cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp;

– Bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội.

Đơn vị sự nghiệp công lập
Chế độ lương Hưởng lương từ ngân sách Nhà nước – Hưởng lương từ ngân sách Nhà nước;

– Hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập (đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập)

Hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập
Căn cứ pháp lý Khoản 1 Điều 4 của Luật Cán bộ, công chức năm 2008. – Khoản 2 Điều 4 của Luật Cán bộ, công chức năm 2008;

– Nghị định 06/2010/NĐ-CP.

Điều 2 của Luật Viên chức năm 2010.

Những hạn chế đối với cán bộ, công chức, viên chức liên quan đến thành lập, góp vốn vào doanh nghiệp.

Cán bộ, công chức, viên chức và quy định về thành lập doanh nghiệp

Điểm b Khoản 2 Điều 18 của Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định:

Điều 18. Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp

…2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

…b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;…”

Theo đó, tất cả những người là cán bộ, công chức, viên chức thì không được đứng tên thành lập doanh nghiệp.

Cán bộ, công chức, viên chức và quy định về góp vốn vào doanh nghiệp

Pháp luật có phần “thoáng” hơn trong vấn đề này khi cho phép cán bộ, công chức, viên chức được phép góp vốn vào doanh nghiệp, miễn là đáp ứng các điều kiện dưới đây:

– Không giữ chức vụ quản lý, điều hành;

– Không kinh doanh trong lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý sau khi thôi giữ chức vụ trong một thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ;

– Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.

Điều đó có nghĩa là, cán bộ, công chức, viên chức chỉ có thể tham gia góp vốn tương ứng với loại hình doanh nghiệp như sau:

– Là cổ đông góp vốn vào công ty cổ phần (không được tham gia với tư cách là người trong hội đồng quản trị, ban kiểm soát hay chức vụ quản lý khác của doanh nghiệp);

– Là thành viên góp vốn của công ty hợp danh.

Bên cạnh đó, pháp luật còn có quy định ràng buộc về phạm vi kinh doanh đối với thân nhân của cán bộ, công chức là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, cụ thể:

– Vợ hoặc chồng của những người này không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước;

– Vợ, chồng, cha, mẹ, con của những người này không được kinh doanh trong phạm vi người đó trực tiếp quản lý.

Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, quyền kinh doanh của cán bộ, công chức, viên chức được quy định như sau:

– Cán bộ, công chức, viên chức được tự do thành lập hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật.

– Cán bộ, công chức, viên chức chỉ được góp vốn kinh doanh vào công ty cổ phần, công ty hợp danh nhưng không được quyền quản lý, điều hành và đảm bảo điều kiện về phạm vi kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Căn cứ pháp lý:

– Luật Doanh nghiệp năm 2014;

– Luật Cán bộ, công chức năm 2008;

– Luật Viên chức năm 2010;

– Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005

luathungphuc.vn

Mọi thắc mắc cần giải đáp, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0979 80 1111 để được tư vấn chi tiết!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.