QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG TRƯỜNG HỢP BỊ SA THẢI/ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HĐLĐ TRÁI PHÁP LUẬT
- CÁC TRƯỜNG HỢP SA THẢI KHÔNG ĐÚNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
Sa thải mà có một trong các dấu hiệu dưới đây là sa thải trái quy định của pháp luật:
- Hành vi vi phạm không phù hợp với quy định Nội quy lao động như không xuất phát từ hành vi: Trộm cắp, tham ô, đánh bác, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy trong phạm vi nơi làm việc, gây thiệt hại nghiêm trọng cho NSDLĐ, Tự ý nghỉ việc 05 ngày cộng dồn không có trong phạm vi 30 ngày kể từ ngày đầu tiên nghỉ việc mà không có lý do chính đáng. Trường hợp ốm đau, cha mẹ, con, vợ chồng ốm đau có xác nhận, thiên tai hỏa hoạn không thể đi làm được coi là nghỉ có lý do chính đáng;
- Xử lý KLLĐ vắng mặt NLĐ/ban chấp hành công đoàn cơ sở mà không thông báo bằng văn bản cho người lao động/Ban chấp hành Công đoàn cơ sở trước 05 ngày, tính đến ngày họp kỷ luật lao động. (Thông báo phải thực hiện ít nhất 03 lần mới được họp kỷ luật vắng mặt)
- Không lập thành biên bản, không có chữ ký của tất cả các thành viên tham gia phiên họp và người lập biên bản (người vắng mặt phải nói rõ lý do)
- Không được thực hiện bởi Tổng giám đốc/giám đốc/người được ủy quyền bằng văn bản về việc giao kết HĐLĐ
- Thực hiện sau 06 tháng, kể từ ngày hành vi vi phạm KLLĐ xảy ra
- Ra quyết định sa thải người lao động mà yêu cầu người lao động bồi thường (phạt tiển NLĐ). Kể cả trường hợp sa thải vì 05 ngày nghỉ việc không lý do chính đáng
- CÁC TRƯỜNG HỢP ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HĐLĐ TRÁI PHÁP LUẬT
Đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật là TH đơn phương mà chỉ cần mắc phải một trong hai yêu cầu dưới đây:
- Căn cứ đơn phương không xuất phát từ các lý do sau:
– Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
– Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.
– Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;
– Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này.
- Trước khi đơn phương, NSDLĐ không báo trước đủ thời hạn:
– Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
– Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;
– Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
- QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG KHI NSDLĐ ĐƠN PHƯƠNG/SA THẢI NLĐ TRÁI PHÁP LUẬT
- Đi làm trở lại, được nhận tiền lương, BHXH, BHYT trong những ngày không được làm việc + Ít nhất 02 tháng tiền lương theo HĐLĐ
- Nếu không muốn tiếp tục làm việc:
– Tiền bồi thường theo khoản 1 nêu trên
– Trợ cấp thôi việc (nếu có)
- Nếu NSDLĐ không nhận NLĐ trở lại làm việc & NLĐ đồng ý:
- Bồi thường theo khoản 1 nêu trên
- Trợ cấp thôi việc (nếu có)
- Bồi thường thêm, ít nhất 02 tháng tiền lương theo HĐLĐ
- Không còn vị trí công việc như Hợp đồng đã giao kết mà NLĐ vẫn muốn làm việc
- Tiền bồi thường theo Khoản 1 nêu trên
- Thỏa thuận để giao kết lại Hợp đồng lao động
- Vi phạm quy định về thời gian báo trước
Bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không b
Fanpage: Văn phòng Luật sư Hùng Phúc
Mọi thắc mắc cần giải đáp, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0979 80 1111 để được tư vấn chi tiết!
Công ty Luật TNHH Hùng Phúc