THÀNH LẬP CHI NHÁNH CÔNG TY

Hùng Phúc VP Luật sư 61 lượt xem Doanh nghiệp, Theo dòng thời sự pháp lý

Các doanh nghiệp sau một thời gian hoạt động có sự phát triển nhất định, thường có xu hướng mở rộng địa bàn hoạt động để mở rộng thị trường. Một trong những cách thức mở rộng đó chính là thành lập chi nhánh. Vậy khi thành lập chi nhánh, doanh nghiệp cần quan tâm tới những vấn đề gì, quyền và nghĩa vụ của chi nhánh ra sao, bài viết sau sẽ làm rõ những vấn đề liên quan đến chi nhánh.

thanh-lap-chi-nhanh

1. Quy định về chi nhánh và đăng ký hoạt động chi nhánh

Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có quyền thành lập chi nhánh ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh tại một địa phương nhất định.

-Trường hợp doanh nghiệp thành lập chi nhánh ở trong nước, doanh nghiệp phải gửi thông báo thành lập chi nhánh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt chi nhánh.

Hồ sơ gồm:

* Thông báo về việc đăng ký hoạt động chi nhánh (mẫu Phụ lục II-11 ban hành kèm theo Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT)

* Quyết định của hội đồng quản trị, hội đồng thành viên về việc thành lập chi nhánh

* Bản sao hợp lệ Biên bản họp của hội đồng quản trị, hội đồng thành viên về việc thành lập chi nhánh

* Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh

* Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đứng đầu chi nhánh và người được ủy quyền thực hiện thủ tục (nếu có)

* Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký hoạt động đối với chi nhánh (mẫu Phụ lục II-19 ban hành kèm theo Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT) đối với các công ty đang hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư

* Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả nếu không phải là người đại diện theo pháp luật.

-Trường hợp doanh nghiệp thành lập chi nhánh ở nước ngoài, việc thành lập chi nhánh của công ty ở nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật nước đó. Nhưng trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày chính thức mở chi nhánh ở nước ngoài, công ty phải thực hiện thông báo bằng văn bản đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đã đăng ký. Kèm theo thông báo phải có bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đang ký hoạt động chi nhánh hoặc giấy tờ tương đương để bổ sung thông tin về chi nhánh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Hồ sơ gồm:

* Thông báo về việc thành lập chi nhánh ở nước ngoài (mẫu Phụ lục II-12 ban hành kèm theo Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT)

* Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đang ký hoạt động chi nhánh hoặc giấy tờ tương đương

* Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả nếu không phải là người đại diện theo pháp luật.

* Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền thực hiện thủ tục (nếu có)

2. Quyền và nghĩa vụ của chi nhánh

Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về chức năng, nhiệm vụ chi nhánh của pháp nhân tại Điều 84 như sau:

– Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân.

– Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân.

Như vậy, chi nhánh là một đơn vị phụ thuộc trụ sở chính, được thành lập hợp pháp và có con dấu cũng như tài khoản riêng nhưng chưa độc lập hoàn toàn về tài sản, phải nhân danh trụ sở chính thực hiện các quan hệ pháp luật.

 Theo đó, chí nhánh có các quyền và nghĩa vụ sau:

Quyền của chi nhánh:

– Thuê trụ sở, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của chi nhánh.

– Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.

– Giao kết hợp đồng tại Việt Nam phù hợp với nội dung hoạt động được quy định trong giấy phép thành lập chi nhánh

– Mở tài khoản bằng đồng Việt Nam, bằng ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam.

– Chuyển lợi nhuận ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.

– Có con dấu mang tên chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.

– Thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động thương mại khác phù hợp với giấy phép thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Nghĩa vụ của chi nhánh:

– Thực hiện chế độ kế toán theo quy định của pháp luật Việt Nam; trường hợp cần áp dụng chế độ kế toán thông dụng khác thì phải được Bộ Tài chính nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chấp thuận.

– Báo cáo hoạt động của chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Luathungphuc.vn

Mọi thắc mắc cần giải đáp, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0979 80 1111 để được tư vấn chi tiết!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.