THÀNH LẬP CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VĨNH PHÚC

Hùng Phúc VP Luật sư 74 lượt xem Doanh nghiệp, Thành lập doanh nghiệp, Tư vấn doanh nghiệp

THÀNH LẬP CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VĨNH PHÚC

Theo quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2014, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu, chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Chính bởi sự đơn giản, dễ dàng quản lý nên các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam thường lựa chọn loại hình công ty này. Vậy, thủ tục, quy trình thành lập Công ty TNHH một thành viên có vốn đầu tư nước ngoài tại Vĩnh Phúc được thực hiện như thế nào?

Căn cứ pháp lý để thực hiện thủ tục:
  • Luật đầu tư năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
  • Luật doanh nghiệp năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Quy trình thành lập Công ty TNHH một thành viên:
Để thực hiện thủ tục này, nhà đầu tư cần phải thực hiện theo quy trình sau:
  1. Bước 1: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Ban quản lý nơi doanh nghiệp có trụ sở chính, cụ thể:
Thẩm quyền cấp Giấy phép:
  • Tại Sở Kế hoạch và Đầu tư đối với các doanh nghiệp có trụ sở không thuộc khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
  • Tại Ban quản lý đối với các doanh nghiệp có trụ sở thuộc Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
Hồ sơ cấp giấy phép bao gồm:
  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
  • Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
  • Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
  • Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
  • Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
  • Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 của Luật này gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;
  • Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
  1. Bước 2: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Thẩm quyền cấp phép: Tương tự như hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
Hồ sơ:
  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được tổ chức quản lý theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 78 Luật Doanh nghiệp.
  • Danh sách người đại diện theo ủy quyền và bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của từng đại diện theo ủy quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được tổ chức quản lý theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 78 Luật Doanh nghiệp.
  • Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:
    • Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân;
    • Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước);
    • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
  • Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức.
Trên đây là những ý kiến tư vấn của chúng tôi về “Thành lập công ty TNHH Một thành viên có vốn đầu tư nước ngoài tại Vĩnh Phúc”. Văn phòng luật sư Hùng Phúc luôn đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi theo số hotline 0979.80.1111 để được tư vấn  tốt nhất.

luathungphuc.vn

Mọi thắc mắc cần giải đáp, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0979 80 1111 để được tư vấn chi tiết!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.