THỦ TỤC CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CHUNG CỦA HỘ GIA ĐÌNH KHI CÓ MỘT THÀNH VIÊN ĐANG Ở NƯỚC NGOÀI.

Chuyển nhượng quyền sử dụng đất của Hộ gia đình

I. Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Người sử dụng đất có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi có đủ 04 điều kiện dưới đây:

– Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

– Đất không có tranh chấp;

– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án;

– Trong thời hạn sử dụng đất.

II. Lập hợp đồng công chứng, chứng thực.
Luật đất đai 2013 quy định Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất bắt buộc phải lập thành văn bản và phải được công chứng hoặc chứng thực tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Bên nhận chuyển nhượng và bên chuyển nhượng có thể thỏa thuận công chứng hợp đồng tại các tổ chức hành nghề công chứng hoặc chứng thực tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có bất động sản.

  1. Thủ tục công chứng Hợp đồng ủy quyền của thành viên trong hộ gia đang ở nước ngoài.

Đối với trường hợp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên “Hộ ông/bà” phải được thực hiện theo quy định tại Điều 64 nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/04/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai cụ thể như sau:

– Hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình phải được người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự ký tên.

– Hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của nhóm người sử dụng đất, nhóm chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phải được tất cả các thành viên trong nhóm ký tên hoặc có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự, trừ trường hợp các chủ sở hữu căn hộ cùng sử dụng chung thửa đất trong nhà chung cư.

Theo quy định trên thì khi thực hiện chuyển nhượng thửa đất thuộc quyền sử dụng chung của hộ gia đình thì phải có sự đồng ý của tất cả các thành viên.

Trong trường hợp nếu thành viên trong gia đình đang ở nước ngoài không thể về nước để thực hiện các thủ tục chuyển nhượng theo quy định của pháp luật được thì có thể ủy quyền cho một người khác đang cư trú tại Việt Nam và có đủ điều kiện để thực hiện các thủ tục đó.

Thành phần hồ sơ công chứng Hợp đồng ủy quyền:

  • Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch theo mẫu;
  • Dự thảo hợp đồng (nếu có);
  • Bản sao giấy tờ tuỳ thân;
  • Bản sao giấy tờ làm căn cứ ủy quyền.

– Cách thực thực hiện công chứng Hợp đồng ủy quyền:

+ Thành viên trong hộ gia đình đang ở tại nước ngoài đến cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để yêu cầu công chứng hợp đồng ủy quyền thẩm quyền quy định tại Điều 65 Luật Công chứng.

+ Sau khi nhận được văn bản ủy quyền từ nước ngoài gửi về, người được ủy quyền sẽ làm thủ tục thụ ủy tại một tổ chức công chứng tại Việt Nam.

+ Sau khi hoàn thành thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền thì người được ủy quyền sẽ được đại diện và nhân danh người ủy quyền cùng với các đồng chủ sử dụng khác thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình.

  1. Thành phần hồ sơ công chứng/ chứng thực Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất bao gồm:

– Phiếu yêu cầu công chứng, chứng thực;

– Dự thảo hợp đồng, giao dịch;

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

– Giấy tờ tùy thân của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng(CMND, sổ hộ khẩu, thẻ căn cước….);

–Hợp đồng ủy quyền của thành viên đang ở nước ngoài.

– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân nếu chưa đăng kí kết hôn hoặc giấy đăng kí kết hôn;

IV. Thực hiện thủ tục sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Sau khi công chứng, chứng thực hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, người sử dụng đất nộp hồ sơ tại Trung tâm hành chính công cấp huyện hoặc UBND cấp xã.

  1. Thành phần hồ sơ bao gồm:

– Đơn đăng kí biến động đất đai tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK;

– Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất;

-Hợp đồng ủy quyền của thành viên đang ở nước ngoài;

– Bản gốc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

– Tờ khai lệ phí trước bạ;

– Tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (có xác nhận của UBND xã);

– Tờ khai thuế thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản;

– Nếu bên nhận chuyển nhượng gồm nhiều người hoặc hai vợ chồng mà có nhu cầu đứng tên một người trên giấy chứng nhận phải có văn bản có đủ chữ kí của những người có quyền sử dụng đất kí và xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc đồng ý để một người đứng tên trên Giấy chứng nhận.

  1. Thời hạn giải quyếtn hồ sơ:

Thời gian giải quyết hồ sơ: không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

  1. Thực hiện nghĩa vụ tài chính.

Mức thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ phải nộp được quy định như sau:

– Thuế thu nhập cá nhân: mức thuế thu nhập cá nhân phải nộp khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất là 2% giá chuyển nhượng (giá ghi trong hợp đồng).

– Lệ phí trước bạ: Mức thu lệ phí trước bạ là 0,5% khung giá đất do UBND tỉnh quy định.

– Nhận kết quả và nộp lệ phí thực hiện thủ tục hành chính.

– Người sử dụng đất nhận kết quả tại Trung tâm hành chính công cấp huyện hoặc UBND cấp xã theo phiếu hẹn.

  1. Lệ phí:

Mức thu áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân như sau:

– Trường hợp cấp mới GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: 100.000 đồng/Giấy;

– Trường hợp cấp mới GCN chỉ có quyền sử dụng đất (không có nhà và tài sản khác gắn liền với đất): 25.000 đồng/Giấy;

– Trường hợp chứng nhận đăng ký biến động về đất đai: 28.000 đồng/giấy;

 V .Cơ sở pháp lý:

– Luật đất đai 2013;

–Luật công chứng 2014;

– Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;

– Nghị định 140/2016/NĐ- CP;

– Thông tư 24/2014/TT-BTNMT;

– Thông tư 23/2014/TT-BTNMT.

luathungphuc.vn

Mọi thắc mắc cần giải đáp, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0979 80 1111 để được tư vấn chi tiết!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.