Theo quy định tại Khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020, Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo uỷ quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải phù hợp với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp”. Chi nhánh có quyền ký các hợp đồng kinh tế nhân danh chi nhánh, đóng dấu chi nhánh.
Các doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư kinh doanh tại thị trường Việt Nam thường lựa chọn thành lập chi nhánh công ty nước ngoài vì thủ tục thường đơn giản và nhanh hơn việc thành lập công ty 100% vốn nước ngoài hoặc thành lập công ty liên doanh tại Việt Nam. Vậy thủ tục thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam như thế nào?
1. Điều kiện cấp Giấy phép thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam.
Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 07/2016/NĐ về Điều kiện cấp Giấy phép thành lập chi nhánh thì Thương nhân nước ngoài được cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Thương nhân nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận;
- Thương nhân nước ngoài đã hoạt động ít nhất 05 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;
- Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ;
- Nội dung hoạt động của Chi nhánh phải phù hợp với cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và phù hợp với ngành nghề kinh doanh của thương nhân nước ngoài;
- Trường hợp nội dung hoạt động của Chi nhánh không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập Chi nhánh phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành”.
2. Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam bao gồm:
- Đơn đề nghị thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam;
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ hoạt động của chi nhánh công ty ước ngoài tại Việt Nam;
- Văn bản bổ nhiệm trưởng chi nhánh đồng thời trong đó nêu rõ phạm vi hoạt động;
- Báo cáo tài chính có kiểm toán trong năm gần nhất;
- Thoả thuận thuê địa điểm;
- Hộ chiếu (hoặc CMND) sao y của người đứng đầu chi nhánh .
Nơi nộp hồ sơ: Sở công thương nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính
Thời hạn giải quyết: Trong 03 ngày làm việc, sở công thương cấp Giấy phép hoạt động của chi nhánh, nếu từ chối phải thông báo cho thương nhân được biết và nêu rõ lý do.
Lưu ý:
• Các giấy tờ, tài liệu nước ngoài phải dịch ra tiếng Việt, được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận và thực hiện việc hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
• Trong trường hợp, Nhà đầu tư ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác làm thủ tục thì khi nộp hồ sơ phải xuất trình Giấy CMND/hộ chiếu/Chứng thực cá nhân hợp pháp và Văn bản ủy quyền.
3. Quy trình xin cấp giấy phép thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam
Bước 1: Chuẩn bị tài liệu, hoàn thiện hồ sơ pháp lý đã nhắc tới ở trên.
Bước 2: Nộp hồ sơ, theo dõi và nhận kết quả đăng ký.
• Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và cấp phép: Bộ công thương
• Hình thức nộp hồ sơ: Nộp bản giấy (01 bộ) theo thủ tục hành chính một cửa truyền thống.
• Thời gian cấp phép là 15 ngày tính từ lúc hồ sơ hợp lệ. Theo thời gian ghi trong giấy hẹn, người nộp hồ sơ mang theo giấy hẹn đến Bộ Công thương để nhận giấy phép thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam
• Trong thời hạn 03-07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ. Việc yêu cầu bổ sung hồ sơ được thực hiện tối đa một lần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ
Bước 3: Làm con dấu tròn của chi nhánh và người đại diện; mua chữ ký số và mở tài khoản ngân hàng cho chi nhánh sau khi có giấy phép hoạt động.
Bước 4: Tiến hành thủ tục đăng ký Mã số Thuế và Mã số Hải quan cho chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam.
Bước 5: Đăng tải thông tin giấy phép thành lập chi nhánh lên báo viết hoặc báo điện tử trong 03 số liên tiếp, thực hiện điều này trong vòng 45 ngày đầu từ khi nhận giấy phép.
Bước 6: Chi nhánh thông báo cho Bộ Thương mại và Sở Thương mại địa phương về việc mở cửa hoạt động.
Bước 7: Công bố thông tin về Chi nhánh.
Công ty Luật TNHH Hùng Phúc
Hotline: 02113881588 / 0979 80 1111
Trụ sở chính: Số 89 đường Trần Phú, Phường Liên Bảo, TP Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc
Chi nhánh: Số 84 Nguyễn Thị Minh Khai, P Hội Hợp, TP Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc
Chi nhánh Hà Nội: P712, Chung cư VP5, Bán đảo Linh Đàm, Phường Hoàng Liệt, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
Mail: luathungphuc.vn@gmail.com
Website: luathungphuc.vn
Mọi thắc mắc cần giải đáp, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0979 80 1111 để được tư vấn chi tiết!
Công ty Luật TNHH Hùng Phúc