Tranh chấp đất đai là loại tranh chấp rất đặc thù, đụng trạm đến nhiều quan hệ xã hội nếu giải quyết không tốt sẽ dẫn đến những phản ứng không chỉ của một cá nhân mà của nhiều người, và rất có thể sẽ châm ngòi cho những mâu thuẫn gay gắt gây ra những tác động xấu đối với xã hội… Khi giải quyết tranh chấp hòa giải là bước đầu tiên, tuy nhiên có phải tất cả vụ việc tranh chấp đất đai đều bắt buộc phải hòa hay không? Pháp luật quy định ra sao về các trường hợp hòa giải này? Cùng Luật Hùng Phúc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Tranh chấp đất đai là gì?
Căn cứ theo Khoản 24 Điều 3 Luật đất đai 2013 thì: Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Tranh chấp đất đai là sự bất đồng, mâu thuẫn hay xung đột về lợi ích, về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai. Tranh chấp đất đai hiện nay rất đa dạng, từng tình huống tranh chấp sẽ có những thủ tục giải quyết khác nhau.
2. Tranh chấp đất đai có bắt buộc phải hòa giải hay không?
Căn cứ khoản 1,2 điều 202 Luật đất đai năm 2013: Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Căn cứ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy đinh về các trường hợp chưa có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật, được hướng dẫn chi tiết tại khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP như sau:
Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
Như vậy, theo tinh thần của Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP, chỉ những tranh chấp đất đai về ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì mới bắt buộc thông qua thủ tục hòa giải.
Tóm lại: Việc hòa giải ở cơ sở trên cơ sở sự tự nguyện của các bên tranh chấp, không phải là thủ tục bắt buộc. Mặt khác, theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Hòa giải ở cơ sở thì các bên có quyền đồng ý hoặc từ chối hòa giải. Trong khi đó, hòa giải đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất tại UBND cấp xã là thủ tục bắt buộc và cũng là điều kiện thụ lý vụ án tại Tòa án.
3. Trường hợp hòa giải thành và không thành thì được giải quyết như thế nào?
Sau khi hòa giải đất đai có hai trường hợp có thể xẩy ra:
- Hòa giải tranh chấp đất đai thành
Trường hợp hòa giải thành có sự thay đổi về hiện trạng ranh giới của người sử dụng đất thì UBND xã nơi tiến hành hòa giải phải gửi văn bản hòa giải thành đất Phòng tài nguyên môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư với nhau, hoặc gửi đến Sở Tài Nguyên và Môi Trường trong những trường hợp khác.
Các cơ quan này phải có trách nhiệm trình UBND cùng cấp quyết định việc công nhận thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới
- Hòa giải không thành
Trong trường hợp hòa giải đất đai không thành hoặc hòa giả đất đai thành nhưng ít nhất một trong các bên có ý kiến thay đổi thù UBND cấp xã phải lập biên bản hòa giải tranh chấp đất đai không thành.
Sau khi hoà giải đất đai không thành thì chủ đất có thể:
=> Khởi kiện ở Toà án nơi có bất động sản ( đối với đất có giấy chứng nhận hoặc các tài liệu chứng minh sở hữu theo Điều 100 Luật đất đai).
Hoặc
=> Khởi kiện tòa án hoặc nộp đơn yêu cầu ủy ban nhân dân huyện, quận giải quyết (đất không có giấy chứng nhận hoặc các tài liệu chứng minh sở hữu theo Điều 100 Luật đất đai thì chủ đất có quyền).
Mọi ý kiến, thắc mắc về Giải quyết tranh chấp đất đai vui lòng liên hệ Phòng Pháp Luật Đất Đai: 0984 62 4444 để được tư vấn chuyên sâu.
Mọi thắc mắc cần giải đáp, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0979 80 1111 để được tư vấn chi tiết!
Công ty Luật TNHH Hùng Phúc