04 cách kiểm tra đất có đang bị tranh chấp hay không?

Luật Hùng Phúc 41 lượt xem Đất đai

Việc kiểm tra đất có đang bị tranh chấp hay không là việc là mà người dân hoặc chủ đầu tư cần làm trước khi quyết định mua đất. Việc làm này không chỉ giúp người mua nắm được thông tin pháp lý về thửa đất, vừa có thể tránh được rủi ro có thể xảy ra sau này.

Cơ sở pháp lý:

– Khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013;

– Điều 11 và Điều 12 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT.

04 cách kiểm tra đất có đang bị tranh chấp hay không?
04 cách kiểm tra đất có đang bị tranh chấp hay không?

Sau đây là 04 cách giúp người mua kiểm tra xem đất có đang bị tranh chấp không:

Cách 1: Liên hệ Ủy ban nhân dân phường, xã nơi có đất hoặc công chức địa chính xã phường thị trấn nơi có đất

Cách 2: Tìm hiểu thông tin thông qua những người dân xung quanh hoặc chủ sở hữu, người sử dụng đất của thừa đất liền kề.

Cách 3: Liên hệ với cơ quan thi hành án dân sự

Cách 4: Xin thông tin đất đai tại Văn phòng/Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai nơi có thửa đất.

Bước 1: Nộp phiếu yêu cầu theo mẫu 01/PYC được ban hành kèm theo Thông tư 34/2014/TT-BTNMT tại Bộ phận một cửa cấp huyện hoặc Văn phòng/Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai nơi có thửa đất. Thông qua:

– Nộp trực tiếp tại quan cung cấp dữ liệu đất đai;

– Gửi qua đường công văn, fax, bưu điện;

– Gửi qua thư điện tử hoặc qua cổng thông tin đất đai.

Tải về: Mẫu 01/PYC

Bước 2: Tiếp nhận, xử lý.

Khi nhận được phiếu yêu cầu hợp lệ, cơ quan tiếp nhận có nghĩa vụ:

– Cung cấp thông tin cho người có yêu cầu

– Thông báo số tiền phải nộp

– Nếu từ chối cung cấp thông tin thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do

* Lưu ý:

Các trường hợp từ chối cung cấp thông tin theo Điều 13 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT gồm:

– Văn bản, phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu mà nội dung không rõ ràng, cụ thể; yêu cầu cung cấp dữ liệu thuộc phạm vi bí mật nhà nước không đúng quy định.

– Văn bản yêu cầu không có chữ ký của người có thẩm quyền và đóng dấu xác nhận đối với tổ chức; phiếu yêu cầu không có chữ ký, tên và địa chỉ cụ thể của cá nhân yêu cầu cung cấp dữ liệu.

– Mục đích sử dụng dữ liệu không phù hợp theo quy định của pháp luật.

– Không thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.

Đồng thời, chi phí kiểm tra thông tin đất phụ thuộc theo quy định của từng tỉnh thành, thông thường giao động từ 150.000 – 300.000 đồng.

Bước 3: Trả kết quả

Thời hạn trả kết quả được quy định;

– Trường hợp nhận được yêu cầu trước 15 giờ thì văn phòng đăng ký đất đai phải cung cấp ngay trong ngày;

– Trường hợp nhận được yêu cầu sau 15 giờ thì cung cấp dữ liệu đất đai được thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo;

– Trường hợp yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai dưới hình thức hợp đồng thì thời hạn do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng.

Trên đây là 04 cách để kiểm tra đất có đang bị tranh chấp hay không. Mọi ý kiến đóng góp hoặc vướng mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ Hotline: 0984 62 4444 để được tư vấn trực tiếp và chuyên sâu.

Mọi thắc mắc cần giải đáp, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0979 80 1111 để được tư vấn chi tiết!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.