05 Trường hợp bắt buộc phải phá dỡ nhà ở trong năm 2023

Luật Hùng Phúc 51 lượt xem Đất đai

Trường hợp nào bắt buộc phải phá dỡ nhà ở trong năm 2023? Ai là người thực hiện phá dỡ nhà ở?

1. 05 trường hợp bắt buộc phải tháo dỡ nhà ở trong năm 2023

Căn cứ theo quy định tại Điều 92 Luật Nhà ở 2014, các trường hợp nhà ở phải phá dỡ gồm:

(1) Nhà ở bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ, không bảo đảm an toàn cho người sử dụng đã có kết luận kiểm định chất lượng của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà ở hoặc trong tình trạng khẩn cấp, phòng chống thiên tai.

(2) Nhà ở thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 110 của Luật này.

(3) Nhà ở thuộc diện phải giải tỏa để thu hồi đất theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

(4) Nhà ở xây dựng trong khu vực cấm xây dựng hoặc xây dựng trên đất không phải là đất ở theo quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

(5) Nhà ở thuộc diện phải phá dỡ theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 1 Điều 118 Luật Xây dựng năm 2014 (Điều này được sửa đổi bởi khoản 44 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020), ngoài những trường hợp trên thì trường hợp nhà ở riêng lẻ có nhu cầu phá dỡ để xây dựng mới cũng thuộc trường hợp phải phá vỡ công trình xây dựng.

05 Trường hợp bắt buộc phải phá dỡ nhà ở trong năm 2023
05 Trường hợp bắt buộc phải phá dỡ nhà ở trong năm 2023

2. Ai là người có trách nhiệm phá dỡ nhà ở?

Theo Điều 93 Luật Nhà ở 2014, trách nhiệm phá dỡ nhà ở quy định như sau:

–  Chủ sở hữu nhà ở hoặc người đang quản lý, sử dụng nhà ở có trách nhiệm phá dỡ nhà ở; trường hợp phải giải tỏa nhà ở để xây dựng lại nhà ở mới hoặc công trình khác thì chủ đầu tư công trình có trách nhiệm phá dỡ nhà ở.

–  Chủ sở hữu nhà ở tự thực hiện việc phá dỡ nhà ở nếu có đủ năng lực theo quy định của pháp luật về xây dựng hoặc thuê tổ chức, cá nhân có năng lực về xây dựng phá dỡ.

– Trường hợp phá dỡ nhà chung cư để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư mới thì còn phải thực hiện theo quy định tại Mục 2 Chương VII của Luật này.

–  Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc phá dỡ nhà ở trên địa bàn.

=> Như vậy, chủ sở hữu nhà ở hoặc người đang quản lý, sử dụng nhà ở có trách nhiệm phá dỡ nhà ở; trường hợp phải giải tỏa nhà ở để xây dựng lại nhà ở mới hoặc công trình khác thì chủ đầu tư công trình có trách nhiệm phá dỡ nhà ở.

Chủ sở hữu nhà ở tự thực hiện việc phá dỡ nhà ở nếu có đủ năng lực theo quy định của pháp luật về xây dựng hoặc thuê tổ chức, cá nhân có năng lực về xây dựng phá dỡ.

Ủy ban nhân dân cấp xã (xã, phường, thị trấn) có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc phá dỡ nhà ở trên địa bàn.

3. Chỗ ở của chủ sở hữu khi nhà bị phá dỡ

Căn cứ theo quy định tại Điều 96 Luật Nhà ở 2014 quy định như sau:

– Chủ sở hữu nhà ở phải tự lo chỗ ở khi nhà ở bị phá dỡ.

– Trường hợp phá dỡ nhà ở thuộc diện bị thu hồi đất thì chỗ ở của chủ sở hữu được giải quyết theo chính sách về nhà ở tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này và pháp luật về đất đai.

– Trường hợp phá dỡ nhà chung cư để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư mới thì chỗ ở của chủ sở hữu có nhà chung cư bị phá dỡ được giải quyết theo quy định tại Điều 116 của Luật này.

Như vậy, chủ sở hữu nhà ở phải tự lo chỗ ở khi nhà ở bị phá dỡ. Trong trường hợp phá dỡ nhà ở thuộc diện thu hồi đất thì chủ sở hữu mới được hỗ trợ chính sách tái định cư.

4. Thời gian nào trong ngày thì được tiến hành phá dỡ nhà ở?

Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 94 Luật Nhà ở 2014 thì không được thực hiện việc phá dỡ nhà ở nằm trong khu dân cư trong khoảng thời gian từ 12 giờ đến 13 giờ và từ 22 giờ đến 05 giờ, trừ trường hợp khẩn cấp.

Như vậy ngoài khung thời gian nêu trên thì việc tiến hành phá dỡ nhà ở có thể được thực hiện.

Mọi thắc mắc cần giải đáp, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0979 80 1111 để được tư vấn chi tiết!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.