Tạm hoãn thực hiện hợp đồng khi người lao động đi nghĩa vụ quân sự

Lượt xem: 1017

Nghĩa vụ quân sự là nhiệm vụ bắt buộc đối với những người nam từ đủ 18 tuổi trở lên đủ điều kiện quy định tại Luật nghĩa vụ quân sự 2015. Người lao động cũng là một trong những đối tượng đó. Và vấn đề đáng quan tâm là dù người lao động đã kí hợp đồng lao động với doanh nghiệp rồi nhưng vẫn nhận giấy báo nghĩa vụ quân sự. Vậy lúc này doanh nghiệp có những trách nhiệm gì đối với người lao động? LUẬT HÙNG PHÚC sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về những trách nhiệm khi người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Trách nhiệm của doanh nghiệp trước khi người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự

Thứ nhất, đây là trường hợp đương nhiên tạm hoãn hợp đồng lao động, trừ khi hai bên có thỏa thuận khác.

Doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện thủ tục tạm hoãn hợp đồng lao động khi người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự. Bạn có thể tham khảo thêm công việc về Tạm hoãn hợp đồng lao động.

Thứ hai, doanh nghiệp tạm ứng tiền lương cho người lao động: số tiền tạm ứng này dành cho trường hợp người lao động thực hiện nghĩa vụ công dân trên 1 tuần và không vượt quá tiền lương 1 tháng làm việc của người lao động. Trong đó quy định về tiền lương căn cứ chi trả tạm ứng được tính dựa theo tiền lương trong hợp đồng lao động của tháng trước liền kề trước khi người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Quyền của doanh nghiệp khi người lao động đang trong thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự

Doanh nghiệp có quyền kí kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng cho vị trí mà người lao động đi nghĩa vụ quân sự.

Trường hợp hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo công việc có thời hạn dưới 12 tháng kết thúc, nhưng người lao động vẫn tiếp tục làm việc trong thời hạn 30 ngày thì hai bên phải tiến hành kí kết hợp đồng lao động mới, nếu sau thời hạn 30 ngày trên thì hợp đồng mùa vụ này sẽ đương nhiên trở thành hợp đồng lao động có thời hạn 24 tháng.

Trách nhiệm của doanh nghiệp sau khi người lao động thực hiện xong nghĩa vụ quân sự

– Nhận lại người lao động: đây là trách nhiệm của doanh nghiệp sau thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động. Do đó người lao động không bị mất việc mà vẫn sẽ được nhận lại làm.

Tuy nhiên thời hạn để người lao động trở lại làm việc là 15 ngày, nếu sau thời gian này mà người lao động không thể có mặt tại nơi làm việc trong thời hạn thì phải thoải thuận với người sử dụng lao động.

Nếu người lao động không có mặt tại nơi làm việc và cũng không có thỏa thuận khác với người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

– Bố trí người lao động làm công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động. Nếu không bố trí được công việc đã giao kết thì hai bên thỏa thuận sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động hoặc kí hợp đồng lao động mới. Trường hợp nếu doanh nghiệp bố trí công việc không đúng với giao kết trong hợp đồng thì người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Việc đảm bảo cho người lao động có được việc làm sau thời gian nghĩa vụ quân sự rất quan trọng và cũng là trách nhiệm của doanh nghiệp nếu không có thỏa thuận khác. Do đó, doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định trên đối với người lao động đi nghĩa vụ quân sự để thực hiện đúng việc, đúng luật.

Về chế độ đóng bảo hiểm cho người lao động khi đi nghĩa vụ quân sự.

Vì người lao động khi thực hiện nghĩa vụ quân sự vẫn thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc nên vẫn được đóng các chính sách bảo hiểm như người lao động bình thường. Trong đó thời gian được tính bảo hiểm bằng tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước khi nhập ngũ, thời gian phục vụ tại ngũ và thời gian đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp sau khi xuất ngũ.

Căn cứ pháp lý:

– Bộ luật Lao động 2012;

– Luật Bảo hiểm xã hội 2014;

– Nghị định 05/2015/NĐ-CP;

– Thông tư 95/2016/TT-BQP;

Mọi thắc mắc cần giải đáp, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0979 80 1111 để được tư vấn chi tiết!

Bình luận

Bài viết mới nhất

Có thể bạn quan tâm