MÔT SỐ LƯU Ý VỀ QUYỀN NUÔI CON KHI LY HÔN

Tranh chấp về quyền nuôi con là một loại tranh chấp phổ biến khi ly hôn. Pháp luật nói chung luôn đề cao sự thỏa thuận và Luật Hôn nhân và Gia đình cũng không phải là một ngoại lệ.

MÔT SỐ LƯU Ý VỀ QUYỀN NUÔI CON KHI LY HÔN
Quyền nuôi con khi ly hôn

Theo đó, hai bên vợ chồng có thể thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên khi ly hôn. Tuy nhiên, nếu các bên không bên không tự thỏa thuận được thì Tòa án sẽ căn cứ vào các điều kiện tốt nhất để quyết định ai trong hai bên vợ, chồng sẽ là người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con cái, cụ thể:
điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của con. Những điều kiện thường xét đến như:
– Điều kiện về vật chất như: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập…
– Điều kiện về tinh thần như: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn … của cha mẹ.
– Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
– Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Trên thực tế, đẻ xem xét điều kiệm đảm bảo quyền lợi của con, Tòa án thường căn cứ vào thu nhập, chỗ ở, thời gian chăm sóc con, …Như vậy, khi các bên muốn giành quyền nuôi con thì phải chứng minh được bản thân có thể mang lại cho con những điều kiện tốt nhất về vật chất và tinh thần. Hoặc ngược lại, chứng minh phía đối phương không có đủ điều kiện để nuôi con.
Đối với việc xem xét lấy ý kiến của con trên 7 tuổi cần có phương pháp lấy ý kiến đảm bảo sự thân thiện với trẻ em. Tuy nhiên, ngoài ý kiến của con Tòa án vẫn căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của người con để quyết định giao cho một bên nuôi dưỡng.
Ngoài ra, người không trực tiếp nuôi con vẫn được quyền thăm nom, chăm sóc con cái mà bên trực tiếp nuôi dưỡng không được cản trở. Không chỉ được quyền thăm con mà người không trực tiếp nuôi nấng con cái phải có nghĩa vụ cấp dưỡng để san sẻ một phần gánh nặng về tiền bạc đối với người nuôi con. Theo đó, mức cấp dưỡng bao nhiêu sẽ do hai bên thỏa thuận căn cứ vào thu nhập thực tế, khả năng tài chính của người cấp dưỡng cũng như nhu cầu chi tiêu của người con. Chỉ khi không thể thỏa thuận được, Tòa án mới áp dụng mức cấp dưỡng cho các bên. Thông thường thực tế Toà án thường ấn định mức cấp dưỡng dao động 15-30% mức thu nhập của người cấp dưỡng.

Fanpage: Công ty TNHH Hùng Phúc

Mọi thắc mắc cần giải đáp, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0979 80 1111 để được tư vấn chi tiết!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.