Chính sách thương mại nổi bật có hiệu lực từ tháng 8/2022

Luật Hùng Phúc 64 lượt xem Thương mại

Kể từ tháng 08/2022, nhiều chính sách về thương mại bắt đầu hiệu lực, điển hình một số chính sách nổi bật dưới đây:

thuongmai

1. Thông tư 39/2022/TT-BTC hướng dẫn một số điều của Nghị định 121/2021/NĐ-CP về kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng

Về quản lý đồng tiền quy ước trong trò chơi điện tử (đồng xèng, thẻ, phiếu, …), nếu như trước đây Thông tư 11/2014/TT-BTC yêu cầu doanh nghiệp phải thực hiện đăng ký về hình thức, mẫu mã, số lượng, chủng loại đồng tiền theo quy ước thì Thông tư 39/2022/TT-BTC chỉ yêu cầu doanh nghiệp phải thực hiện thông báo các nội dung nêu trên với Sở Tài chính và cơ quan thuế trực tiếp quản lý trong thời hạn 05 ngày làm việc trước khi đưa đồng tiền quy ước vào kinh doanh.

Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 5 Thông tư 39/2022/TT-BTC còn quy định điều chỉnh mức phí thẩm định cấp lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh từ 20 triệu đồng (khoản 2 Điều 16 Thông tư 11/2014/TT-BTC) xuống còn 5 triệu đồng.

2. Ban hành danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải

Thông tư 12/2022/TT-BGTVT quy định danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ GTVT có hiệu lực từ ngày 15/08/2022 thay thế cho Thông tư 41/2018/TT-BGTVT. Cụ thể như sau:

– Bổ sung thêm một số nguyên tắc áp dụng với danh mục sản phẩm, hàng hóa phải chứng nhận hoặc công bố hợp quy (khoản 2 Điều 3 Thông tư 12/2022/TT-BGTVT). Theo đó, các nguyên tắc áp dụng với danh mục sản phẩm, hàng hóa này bao gồm:

+ Sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu phải được chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định;

+ Sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu là phụ tùng phục vụ thay thế, bảo hành có số lượng dưới 100 sản phẩm, hàng hóa cùng kiểu loại trong một lô hàng thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu được công bố hợp quy trên cơ sở kết quả tự đánh giá sự phù hợp hoặc được chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định nếu tổ chức, cá nhân có nhu cầu;

– Bên cạnh đó, bổ sung thêm nguyên tắc sản phẩm, hàng hóa phải chứng nhận thông quan (đối với nhập khẩu), trước khi đưa ra thị trường (đối với sản xuất, lắp ráp) và sản phẩm, hàng hóa phải chứng nhận hoặc công bố hợp quy phải được đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

+ Thời điểm chứng nhận hoặc công bố hợp quy được thực hiện sau khi sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu được thông quan và trước khi đưa ra thị trường;

+ Sản phẩm, hàng hóa sản xuất, lắp ráp trong nước phải được chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định trước khi đưa ra thị trường.

Đồng thời, Thông tư 12/2022/TT-BGTVT còn bổ sung một số sản phẩm, hàng hóa vào Phụ lục I: Danh mục sản phẩm, hàng hóa phải chứng nhận trước thông quan (đối với nhập khẩu), trước khi đưa ra thị trường (đối với sản xuất, lắp ráp) và Phụ lục II: Danh mục sản phẩm, hàng hóa phải chứng nhận hoặc công bố hợp quy.

3. Quy định về lập hồ sơ mời thầu xây lắp đối với gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định CPTPP, Hiệp định EVFTA, Hiệp định UKVFTA

Kể từ ngày 25/08/2022, Thông tư 15/2022/TT-BKHĐT sẽ chính thức có hiệu lực. Theo đó, Thông tư này quy định chi tiết về lập hồ sơ mời thầu xây lắp đối với gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu, Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len.

Về mẫu hồ sơ mời thầu:

– Mẫu hồ sơ mời thầu xây lắp số 01 (Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 15/2022/TT-BKHĐT) áp dụng cho gói thầu đấu thầu rộng rãi theo phương thức lựa chọn nhà thầu một giai đoạn một túi hồ sơ;

– Mẫu hồ sơ mời thầu xây lắp số 02 (Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư 15/2022/TT-BKHĐT) áp dụng cho gói thầu đấu thầu rộng rãi theo phương thức lựa chọn nhà thầu một giai đoạn hai túi hồ sơ.

Đối với gói thầu xây lắp áp dụng hình thức chỉ định thầu, việc lập hồ sơ yêu cầu có thể vận dụng quy định tại Thông tư này trên cơ sở đảm bảo không trái với quy định tại các Hiệp định CPTPP, EVFTA và UKVFTA.

Về hợp đồng ký kết giữa chủ đầu tư với nhà thầu:

– Hồ sơ mời thầu phải bao gồm Mẫu hợp đồng và quy định chi tiết các điều, khoản của hợp đồng để nhà thầu làm cơ sở chào thầu và để các bên làm cơ sở thương thảo, hoàn thiện, ký kết hợp đồng.

Hợp đồng bao gồm Điều kiện chung, Điều kiện cụ thể và Biểu mẫu hợp đồng. Tùy theo quy mô, tính chất của từng gói thầu mà chủ đầu tư quyết định sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Trường hợp cần thiết, chủ đầu tư có thể áp dụng các mẫu hợp đồng xây dựng do Hiệp hội quốc tế các kỹ sư tư vấn (FIDIC) ban hành nhưng không trái với pháp luật trong nước.

– Hợp đồng ký kết giữa chủ đầu tư với nhà thầu phải lấy theo Mẫu hợp đồng, các điều kiện hợp đồng quy định trong hồ sơ mời thầu và các hiệu chỉnh, bổ sung do nhà thầu đề xuất được chủ đầu tư chấp thuận trong quá trình thương thảo, hoàn thiện hợp đồng nhưng bảo đảm không trái với quy định của pháp luật về đấu thầu, quy định của Hiệp định CPTPP, Hiệp định EVFTA, Hiệp định UKVFTA và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Trên đây là quy định về Chính sách thương mại nổi bật có hiệu lực từ tháng 8/2022. Nếu còn thắc mắc khác, độc giả vui lòng để lại câu hỏi tại đây.

Căn cứ pháp lý:

– Thông tư 11/2014/TT-BTC;

– Thông tư 39/2022/TT-BTC;

– Thông tư 41/2018/TT-BGTVT;

– Thông tư 12/2022/TT-BGTVT;

– Thông tư 15/2022/TT-BKHĐT.

Mọi thắc mắc cần giải đáp, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0979 80 1111 để được tư vấn chi tiết!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.