Danh sách các Bộ dự kiến sáp nhập để tinh gọn bộ máy

Hà Xuyên 6 lượt xem Tin tức

Mới đây, Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết các Nghị quyết của Đảng do Bộ Chính trị và Ban Bí thư chủ trì đã nêu lên phương án nghiên cứu, đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động của một số bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ.

Danh Sách Các Bộ Dự Kiến Sáp Nhập để Tinh Gọn Bộ Máy
Ảnh minh hoạ

1. Danh sách các Bộ dự kiến sáp nhập, kết thúc hoạt động trong thời gian tới

– Sáp nhập Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính.

– Sáp nhập Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng.

– Sáp nhập Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Khoa học và Công nghệ để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về khoa học công nghệ, chuyển đổi số…Và chuyển một số nhiệm vụ khác về: Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan liên quan.

– Sáp nhập Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về nông nghiệp, tài nguyên môi trường…; chuyển một số nhiệm vụ khác về các bộ và các cơ quan liên quan.

– Kết thúc hoạt động của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, chuyển hết nhiệm vụ về Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Dân tộc cùng các cơ quan ban ngành có liên quan.

– Kết thúc hoạt động của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia Việt Nam, chuyển nhiệm vụ về Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan. Cùng với đó, chuyển Ban Tôn giáo Chính phủ về Ủy ban Dân tộc, thành lập Ủy ban Dân tộc – Tôn giáo.

– Kết thúc hoạt động của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, chuyển nhiệm vụ về Bộ Tài chính cùng các cơ quan bộ ngành liên quan.

– Nghiên cứu kết thúc mô hình Tổng cục trực thuộc các Bộ, cụ thể:

  • Sắp xếp lại các đơn vị như Kho bạc Nhà nước, Tổng cục thuế, Tổng cục hải quan, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tổng cục thi hành án dân sự, Tổng cục quản lý thị trường, Chi nhánh ngân hàng nhà nước các tỉnh, thành phố…
  • Sắp xếp lại mô hình tổ chức 1 số đơn vị bên trong thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ hoặc thuộc Chính phủ theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

– Sắp xếp lại 02 Viện hàn lâm khoa học và 02 Đại học Quốc gia và Học viện Hành chính Quốc gia theo hướng sáp nhập vào Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh nhằm đảm bảo tính hiệu quả và phát huy được nhiệm vụ nghiên cứu, đào tạo.

– Nghiên cứu, đề xuất kết thúc mô hình tổng cục trực thuộc các bộ, trước hết là sắp xếp các đơn vị như Kho bạc Nhà nước, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Tổng cục Thi hành án dân sự, Tổng cục Quản lý thị trường, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước các tỉnh, thành phố…

– Nghiên cứu kết thúc hoạt động của Truyền hình Thông tấn, Truyền hình VOV, chuyển chức năng nhiệm vụ liên quan về Đài Truyền hình Việt Nam. Cùng đó, nghiên cứu tiếp tục sắp xếp các cơ quan báo chí của các bộ, ngành.

2. Danh sách các Bộ thuộc Chính phủ sau khi tinh gọn bộ máy (Dự kiến)

  • Bộ Quốc phòng
  • Bộ Công an
  • Bộ Ngoại giao
  • Bộ Nội vụ
  • Bộ Tư pháp
  • Bộ Công Thương
  • Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
  • Bộ Giáo dục và Đào tạo
  • Bộ Y tế
  • Bộ được thành lập khi sáp nhập Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính
  • Bộ được thành lập khi sáp nhập Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng
  • Bộ được thành lập khi sáp nhập Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Bộ được thành lập khi sáp nhập Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Như vậy, nếu việc sáp nhập và kết thúc hoạt động của một số Bộ, ngành như trên được thực hiện thì dự kiến sẽ giảm được 05 Bộ, 02 cơ quan thuộc Chính phủ trực thuộc Chính phủ trong thời gian tới.

Mọi thắc mắc cần giải đáp, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0979 80 1111 để được tư vấn chi tiết!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.