Bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng tài sản của công ty

Hùng Phúc VP Luật sư 15 lượt xem Doanh nghiệp, Theo dòng thời sự pháp lý, Tư vấn doanh nghiệp

Trong quá trình làm việc, đôi khi vì thiếu cẩn thận mà người lao động làm hư hỏng tài sản của doanh nghiệp mình. Dù là sơ suất và không ai mong muốn hậu quả xảy ra, nhưng người lao động vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà mình gây ra. Đây cũng là nội dung chủ yếu mà LUẬT HÙNG PHÚC đề cập trong bài viết này.

Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Trường hợp 1: Gây thiệt hại không nghiêm trọng

Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc thì phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương.

– Mức khấu trừ tiền lương hằng tháng không được quá 30% tiền lương hằng tháng của người lao động sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân.

– Tiền lương làm căn cứ khấu trừ tiền lương của người lao động là tiền lương thực tế người lao động nhận được hằng tháng sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và nộp thuế thu nhập cá nhân (nếu có) theo quy định.

Trường hợp 2: Gây thiệt hại nghiêm trọng

Người lao động phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường khi thuộc một trong các trường hợp sau:

– Do sơ suất làm hư hỏng dụng cụ thiết bị với giá trị thiệt hại thực tế từ 10 tháng lương tối thiểu vùng trở lên áp dụng tại nơi người lao động làm việc do Chính phủ công bố;

– Làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao;

– Tiêu hao vật tư quá định mức cho phép của người sử dụng lao động.

Trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm.

Quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp.

Trường hợp 3: Gây thiệt hại do sự kiện bất khả kháng

Trường hợp do thiên tai, hoả hoạn, địch họa, dịch bệnh, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường.

Ngoài ra, người sử dụng lao động còn được áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải trong trường hợp: Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động.

Trình tự, thủ tục và thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại được áp dụng theo trình tự, thủ tục và thời hiệu xử lý kỷ luật lao động – Quý thành viên vui lòng xem chi tiết thủ tục tại công việc Xử lý kỷ luật lao động.

Căn cứ pháp lý:

– Bộ Luật lao động 2012.

– Nghị định 05/2015/NĐ-CP.

Mọi thắc mắc cần giải đáp, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0979 80 1111 để được tư vấn chi tiết!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.