Cam kết không làm việc cho công ty đối thủ liệu có đúng luật?

Luật Hùng Phúc 81 lượt xem Lao động, Pháp luật về hợp đồng lao động

Thông thường, nhắm bảo vệ bí mật kinh doanh, thông tin khách hàng, đối tác,… nhiều công ty thường đưa ra thỏa thuận buộc nhân viên cam kết không làm việc cho công ty đối thủ. Thực tế thỏa thuận này có đúng với quy định của pháp luật hay không? Cùng Luật Hùng Phúc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

cam ket khong lam viec cho cong ty doi thu lieu co dung luat

1. Cam kết không làm việc cho công ty đối thủ được hiểu như thế nào?

Cam kết không làm việc cho công ty đối thủ là việc người lao động và người sử dụng lao động cam kết với nhau trong thời gian làm việc, hoặc sau khi nghỉ việc trong một khoảng thời gian không được làm việc cho công ty kinh doanh cùng lĩnh vực. Cam kết không làm việc cho công ty đối thủ nhằm đảm bảo lợi ích, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động không bị tiết lộ, không bị áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật của mình tại công ty khác.

2. Thỏa thuận không làm việc cho công ty đối thủ có đúng luật?

Theo khoản 1 Điều 35 Hiến pháp 2013, mọi công dân đều có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, công việc và nơi làm việc, đây là một trong số các quyền cơ bản của công dân.

Khoản 1 Điều 10 Bộ luật Lao động 2019 cũng đã nêu rõ:

Người lao động có quyền tự do chọn việc làm, làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm.

Đồng thời khoản 6 Điều 9 Luật Việc làm 2013 cũng quy định:

Nghiêm cấm hành cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động.

Có thể thấy, người lao động có quyền tự do lựa chọn nơi làm việc ở bất cứ đâu trên cơ sở pháp luật không cấm mà không ai được phép cản trở, gây khó khăn.

Tuy nhiên, để bảo vệ quyền lợi cho người sử dụng lao động, khoản 2 Điều 21 BLLĐ năm 2019 đã quy định: “Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp vi phạm.”

Theo đó, nhiều doanh nghiệp và người lao động đã tiến hành ký cam kết về việc không làm việc cho đối thủ trong một thời gian nhất định để đảm bảo người lao động không thể tiết lộ bí mật kinh doanh, công nghệ của doanh nghiệp cho đối thủ cạnh tranh.

Thực tế, cam kết này đã xâm phạm quyền tự do lựa chọn nơi làm việc của người lao động. Nhưng nếu người lao động đã tự nguyện ký vào bản cam kết không làm việc cho công ty đối thủ thì đồng nghĩa người lao động đã lựa chọn từ bỏ quyền này.

Vì vậy, trường hợp người lao động và người sử dụng lao động đều tự nguyện xác lập cam kết không làm việc cho công ty đối thủ thì đây được coi là thỏa thuận hợp pháp. Nếu vi phạm cam kết, người lao động phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người sử dụng lao động theo mức phạt đã thỏa thuận.

3, Người lao động vi phạm cam kết không làm việc cho công ty đối thủ phải chịu trách nhiệm?

Theo khoản 3 Điều 4 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH, khi phát hiện người lao động vi phạm thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ thì người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động bồi thường theo thỏa thuận của hai bên. Trình tự, thủ tục xử lý bồi thường được thực hiện như sau:

  • Trường hợp phát hiện người lao động có hành vi vi phạm trong thời hạn thực hiện hợp đồng lao động thì xử lý theo trình tự, thủ tục xử lý việc bồi thường thiệt hại quy định tại khoản 2 Điều 130 của Bộ luật Lao động;
  • Trường hợp phát hiện người lao động có hành vi vi phạm sau khi chấm dứt hợp đồng lao động thì xử lý theo quy định của pháp luật dân sự và pháp luật khác có liên quan.
  • Như vậy, thỏa thuận không làm việc cho đối thủ đúng quy định pháp luật khi được người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận lạp thành văn bản, người lao động là người trực tiếp làm việc liên quan đến bí mật kinh doanh bí mật công nghệ, thỏa thuận nhằm đảm bảo không tiết lộ bí mật kinh doanh bí mật công nghệ của người sử dụng lao động. Thỏa thuận ghi trong hợp đồng lao động có thể bị chấm dứt khi chấm dứt hợp đồng lao động.

Mọi thắc mắc cần giải đáp liên quan đến pháp luật doanh nghiệp, pháp luật lao động vui lòng liên hệ Hotline: 0982.466.166 để được tư vấn trực tiếp và chuyên sâu.

Mọi thắc mắc cần giải đáp, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0979 80 1111 để được tư vấn chi tiết!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.