Chế độ Bảo hiểm xã hội bắt buộc cho lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Hùng Phúc VP Luật sư 63 lượt xem BHXH, Lao động, Theo dòng thời sự pháp lý

Từ ngày 01/01/2018, người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cấp thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắc buộc. Ngày 15/10/2018, Chính phủ ban hành Nghị định 143/2018/NĐ-CPquy định chi tiết Luật Bảo hiểm xã hội và Luật An toàn vệ sinh lao động về bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

(Ảnh minh họa, nguồn Internet)
  1. Điều kiện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động nước ngoài

Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có các điều kiện sau đây:

– Có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cấp;

– Có hợp đồng không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động ở Việt Nam;

– Không phải là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó 12 tháng;

– Không phải là người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu (nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi).

  1. Chế độ bảo hiểm xã hội

Các chề độ bảo hiểm đối với lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam được thực hiện tương tự như tương tự quy định đối với lao động Việt Nam. Các chế độ bảo hiểm cũng bao gồm: ốm đau; thai sản, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí và tử tuất.

Về các chế độ bảo hiểm xã hội, Quý thành viên có thể tham khảo hệ thống công việc: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

  1. Thực hiện chuyển đổi chế độ bảo hiểm xã hội với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng đối với người không còn cư trú ở Việt Nam

Người đang được hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm hằng tháng khi khi không tiếp tục cư trú tại Việt Nam thì có thể ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội.

Trong trường hợp có nguyện vọng thì được hưởng trợ cấp một lần thì nộp đơn đề nghị cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, cơ quan bảo hiểm xã hội có nhiệm vụ giải quyết cho người lao động, trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

  1. Mức đóng và phương thức đóng
Người lao động Người sử dụng lao động
Thì người lao động không cần trích từ quỹ lương của mình để đóng BHXH.

Từ ngày 01/01/2022 thì hàng tháng người lao động đóng 8% mức tiền lương vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Người sử dụng lao động đóng hàng tháng trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội với tỷ lệ như sau:

– 3% vào quỹ ốm đau, thai sản;

– 0,5% vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

– 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất từ ngày 01/01/2022.

Người lao động mà giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động và thuộc diện áp dụng chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc thì người lao động và người sử dụng lao động chỉ đóng bảo hiểm đối với hợp đồng giao kết đầu tiên. Riêng tham gia vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì người sử dụng lao động đóng theo từng hợp đồng giao kết.

  1. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội

Tiền lương tháng tính đóng bảo hiểm xã hội thực hiện tương tự với người lao động Việt Nam.

Quý thành viên có thể tham khảo tại công việc: Tiền lương tháng tính đóng các loại bảo hiểm

  1. Trình tự tham gia, giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội

Trình tự giam gia, giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội được thực hiện tương tự đối với người lao động Việt Nam. Đối với những hồ sơ do cơ quan nước ngoài cấp phải được dịch ra tiếng Việt và được công công chứng, chứng thực.

Trong thời hạn 10 ngày trước khi đến thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc thời điểm giấy phép lao động, chứng chỉ hành nghề, giấy phép hành nghề hết hiệu lực mà người lao động không không tiếp tục làm việc hay gia hạn giấy phép thì người lao động có thể yêu cầu hưởng bảo bảo hiểm xã hội một lần.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan bảo hiểm có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/12/2018. Những quy định về chế độ hưu trí và chế độ tử tuất thì có hiệu lực từ ngày 01/01/2022.

Căn cứ pháp lý:

– Bộ luật lao động 2012.

– Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

– Nghị định 11/2016/NĐ-CP.

– Nghị định 143/2018/NĐ-CP.

Mọi thắc mắc cần giải đáp, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0979 80 1111 để được tư vấn chi tiết!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.