Chính sách Thuế – Kế toán nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2022

Lượt xem: 336

Kể từ tháng 7/2022, nhiều chính sách Thuế – Kế toán bắt đầu có hiệu lực, đơn cử một số chính sách nổi bật dưới đây:

chính sách thuế kế toán nổi bật có hiệu lực từ tháng 7 2022

1. Chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử

Kể từ ngày 01/7/2022, Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC bắt đầu có hiệu lực. Theo đó, hóa đơn điện tử đã chính thức thay thế cho hóa đơn giấy.

Trước đó, việc áp dụng hóa đơn điện tử đã được triển khai đồng bộ tại 63 tỉnh, thành trên cả nước nhằm mục tiêu xóa bỏ hoàn toàn hóa đơn giấy và áp dụng bắt buộc đối với hóa đơn điện tử chậm nhất là ngày 30/6/2022.

Theo đó, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh bắt buộc phải chuyển đổi từ sử dụng hóa đơn giấy sang sử dụng hóa đơn điện tử kể từ ngày 01/7/2022, trừ một số trường hợp như: doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ, cá nhân kinh doanh tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn không thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử, không đáp ứng về hạ tầng công nghệ thông tin,…

2. Quy định về kỳ kế toán thuế nội địa

Thông tư 111/2021/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành hướng dẫn kế toán nghiệp vụ thuế nội địa bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2022. Cụ thể, Thông tư này quy định về kỳ kế toán thuế như sau:

Kỳ kế toán thuế được xác định theo năm dương lịch (gọi là năm kế toán) bao gồm 4 ký tự, cụ thể:

– Kỳ kế toán thuế được tính từ đầu ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 năm dương lịch.

– Đối với đơn vị kế toán thuế mới thành lập: Kỳ kế toán thuế năm đầu tiên được xác định từ đầu ngày quyết định thành lập mới, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập đơn vị kế toán thuế có hiệu lực đến hết ngày 31/12 năm dương lịch.

– Đối với đơn vị kế toán thuế khi bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể: Kỳ kế toán thuế cuối cùng của tính từ đầu ngày 01/01 năm dương lịch đến hết ngày trước ngày quyết định chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể đơn vị kế toán thuế có hiệu lực.

– Thời gian của kỳ kế toán thuế năm đầu tiên, năm cuối cùng thực hiện theo hướng dẫn của Luật kế toán và các văn bản hướng dẫn thi hành.

3. Giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn

Từ ngày 11/7/2022, Nghị quyết 20/2022/UBTVQH15 về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn do Ủy ban thường vụ quốc hội ban hành sẽ chính thức có hiệu lực. Theo Nghị quyết này, mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn sẽ được giảm so với trước đây, cụ thể:

TT Hàng hóa Đơn vị tính Mức thuế (đồng/đơn vị hàng hóa)
1 Xăng, trừ etanol lít 1.000
2 Nhiên liệu bay lít 1.000
3 Dầu diesel lít 500
4 Dầu hỏa lít 300
5 Dầu mazut lít 300
6 Dầu nhờn lít 300
7 Mỡ nhờn kg 300

Lưu ý: Mức thuế trên chỉ áp dụng đến hết ngày 31/12/2022. Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2023, mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn sẽ được thực hiện theo quy định tại Mục I khoản 1 Điều 1 của Nghị quyết 579/2018/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Biểu thuế bảo vệ môi trường.

Trên đây là quy định về Chính sách Thuế – Kế toán nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2022.Nếu còn thắc mắc khác, độc giả vui lòng để lại câu hỏi tại đây.

Căn cứ pháp lý:

Nghị định 123/2020/NĐ-CP;

Thông tư 78/2021/TT-BTC;

Thông tư 111/2021/TT-BTC;

Nghị quyết 20/2022/UBTVQH15.

Mọi thắc mắc cần giải đáp, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0979 80 1111 để được tư vấn chi tiết!

Bình luận

Bài viết mới nhất

Có thể bạn quan tâm