Có được phép giải thể công ty bất cứ khi nào không?

Luật Hùng Phúc 78 lượt xem Doanh nghiệp

Giải thể là việc chấm dứt hoạt động của một doanh nghiệp khi doanh nghiệp không còn đủ điều kiện để tồn tại và hoạt động. Theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp có được phép giải thể bất cứ khi nào không? Cùng tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.

1. Khi nào được giải thể công ty

Các trường hợp giải thể doanh nghiệp được quy định tại Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020, cụ thể như sau:

– Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;

– Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;

– Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;

– Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.

Có được phép giải thể công ty bất cứ khi nào không?
Có được phép giải thể công ty bất cứ khi nào không?

2. Điều kiện giải thể doanh nghiệp

Theo quy định tại khoản 2 Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài.

– Đối với trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.

Giải thể công ty là một thủ tục nhằm tạo cơ sở pháp lý để chấm dứt hoạt động của công ty. Tuy nhiên, khi chấm dứt hoạt động, doanh nghiệp cần đảm bảo quyền lợi đối với những người có liên quan tại công ty đó: người lao động, chủ nợ, đối tác kinh doanh, cơ quan nhà nước …

Chính vì vậy, pháp luật hiện hành quy định, chỉ khi doanh nghiệp hoàn thành mọi nghĩa vụ tài sản và thanh toán hết các khoản nợ thì mới đủ điều kiện giải thể.

Ngoài ra, doanh nghiệp đó phải không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hay là bất cứ cơ quan trọng tài nào khác (hiểu nôm na là không trong quá trình kiện tụng, tranh chấp).

3. Có quyết định giải thể doanh nghiệp thì có tiếp tục thực hiện các hợp đồng đã giao kết?

Căn cứ theo quy định tại Điều 211 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:

“Các hoạt động bị cấm kể từ khi có quyết định giải thể

Kể từ khi có quyết định giải thể doanh nghiệp, doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp bị nghiêm cấm thực hiện các hoạt động sau đây:

a) Cất giấu, tẩu tán tài sản;

b) Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ;

c) Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp;

d) Ký kết hợp đồng mới, trừ trường hợp để thực hiện giải thể doanh nghiệp;

đ) Cầm cố, thế chấp, tặng cho, cho thuê tài sản;

e) Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực;

g) Huy động vốn dưới mọi hình thức.

Tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, cá nhân có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.”

Theo đó, kể cả khi đã có quyết định giải thể doanh nghiệp thì doanh nghiệp vẫn bị nghiêm cấm hành vi chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực trước đây.

Mọi thắc mắc cần giải đáp, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0979 80 1111 để được tư vấn chi tiết!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.