DIỆN TÍCH ĐẤT TỐI THIỂU ĐỂ ĐƯỢC CHIA, TÁCH ĐẤT Ở TẠI VĨNH PHÚC

Hùng Phúc VP Luật sư 80 lượt xem Đất đai

Trước nhu cầu thực hiện chia, tách thửa đất để thực hiện các giao dịch bất động sản chủ sử dụng đất phải đáp ứng quy định về diện tích chia tách tối thiểu. Hiện nay, diện tích đất tối thiểu để được cấp sổ đỏ được quy định về cho từng địa phương dựa trên điều kiện về quỹ đất, điều kiện phát triển kinh tế, cũng như quy hoạch xây dựng, sử dụng đất của địa phương đó.

Căn cứ theo quy định tại Điều 143 và Điều 144 Luật đất đai 2013, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là có quan có thẩm quyền quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở cả nông thôn hay đô thị. Do vậy diện tích tối thiểu để được cấp sổ đỏ sẽ có sự khác nhau nhau giữa mỗi địa phương. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ ban hành quyết định quy định về diện tích tối thiểu này khi có thay đổi về diện tích đất tối thiểu để được cấp sổ đỏ ở địa phương mình.

Trong cùng một tỉnh, tùy theo từng vị trí, điều kiện kinh tế, quy hoạch của tỉnh mà từng quận huyện cũng có thể có mức diện tích tối thiểu để được cấp sổ là khác nhau.

Tại địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, quy định về diện tích chia, tách thửa đất ở tối thiểu được quy định tại Quyết định số 28/2016/QĐ-UBND Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của bản quy định về giao đất xây dựng nhà ở, hạn mức giao đất ở, hạn mức công nhận diện tích đất ở và diện tích chia, tách thửa đất ở tối thiểu; hạn mức giao đất trống đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc ban hành kèm theo quyết định số 42/2014/QĐ-UBND ngày 15/9/2014 của UBND tỉnh vĩnh phúc

“Điều 12. Diện tích chia, tách thửa đất ở tối thiểu và điều kiện chia, tách thửa đất

  1. Diện tích chia, tách thửa đất ở tối thiểu trên địa bàn tỉnh là ba mươi (30) mét vuông.
  2. Điều kiện chia, tách thửa đất ở:

Hộ gia đình, cá nhân chỉ được chuyển nhượng, tặng cho, chia tách thửa đất ở để hình thành thửa mới mà không có sự nhập thửa giữa các thành viên trong hộ gia đình, hoặc giữa những hộ gia đình, cá nhân với nhau thì diện tích thửa đất mới hình thành sau khi chia tách phải đảm bảo các điều kiện sau:

a) Có chiều rộng mặt tiền và chiều sâu so với chỉ giới xây dựng (đường giới hạn cho phép xây dựng công trình trên thửa đất) từ ba (03) mét trở lên và diện tích không nhỏ hơn ba mươi (30) mét vuông;
b) Trường hợp khi chia tách thửa đất có hình thành đường giao thông thì đường giao thông đó phải có mặt cắt ngang ≥ 1,5 mét và diện tích, kích thước thửa đất sử dụng để xây dựng nhà ở phải đảm bảo đủ điều kiện tại Khoản 1 Điều này;
c) Đối với khu vực đã có quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 được cấp có thẩm quyền phê duyệt và có quy chế quản lý hoạt động xây dựng hay quy chế quản lý quy hoạch thì việc tách thửa phải tuân thủ quy hoạch chi tiết được duyệt;
d) Trường hợp đặc biệt do Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định.

  1. Các trường hợp không được phép tách thửa đất ở:

a) Thửa đất thuộc khu vực đã có thông báo thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
b) Thửa đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, tại Vĩnh Phúc diện tích chia, tách đất ở tối thiểu là 30m2. Đồng thời, việc chia tách thửa còn phải đáp ứng một số điều kiện như:

+ Có chiều rộng mặt tiền và chiều sâu so với chỉ giới xây dựng (đường giới hạn cho phép xây dựng công trình trên thửa đất) từ ba (03) mét trở lên và diện tích không nhỏ hơn ba mươi (30) mét vuông;

+ Trường hợp khi chia tách thửa đất có hình thành đường giao thông thì đường giao thông đó phải có mặt cắt ngang ≥ 1,5 mét

+ Đối với khu vực đã có quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 được cấp có thẩm quyền phê duyệt và có quy chế quản lý hoạt động xây dựng hay quy chế quản lý quy hoạch thì việc tách thửa phải tuân thủ quy hoạch chi tiết được duyệt;

+ Trường hợp đặc biệt do Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định.

Mọi thắc mắc cần giải đáp, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0979 80 1111 để được tư vấn chi tiết!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.