ĐIỀU KIỆN VÀ THỦ TỤC SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP

Hùng Phúc VP Luật sư 134 lượt xem Doanh nghiệp, Theo dòng thời sự pháp lý

Sáp nhập doanh nghiệp được điều chỉnh bởi Luật doanh nghiệp 2014, theo đó: “Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.”

ĐIỀU KIỆN VÀ THỦ TỤC SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP

1. Điều kiện sáp nhập doanh nghiệp

Luật doanh nghiệp 2014 không có quy định các công ty cùng loại mới có thể tiến hành sáp nhập như  Luật doanh nghiệp 2005. Như vậy, hiện nay các công ty khác loại cũng có thể tiến hành sáp nhập.

Theo khoản 3 điều 195 Luật doanh nghiệp 2014 thì công ty nhận sáp nhập có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của công ty thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành sáp nhập, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác.

Cấm các trường hợp sáp nhập các công ty mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp được quy định tại Điều 19 Luật cạnh tranh 2004 là: một hoặc nhiều doanh nghiệp tham gia sáp nhập đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản; việc sáp nhập có tác dụng mở rộng xuất khẩu hoặc góp phần phát triển kinh tế – xã hội, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ. Điều này để ngăn chặn việc cạnh tranh không lành manh gây hậu quả xấu đến nền kinh tế.

2.Thủ tục sáp nhập doanh nghiệp

Căn cứ vào điều 195 Luật Doanh nghiệp 2014, các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải có các nội dung chủ yếu sau:

– Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập;

– Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập;

– Thủ tục và điều kiện sáp nhập;

– Phương án sử dụng lao động;

– Cách thức, thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập; thời hạn thực hiện sáp nhập

Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập và tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập theo quy định của Luật này. Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua.

Sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập.

Hồ sơ, trình tự đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập gồm:

– Hợp đồng sáp nhập;

– Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty nhận sáp nhập;

– Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty bị sáp nhập, trừ trường hợp công ty nhận sáp nhập là thành viên, cổ đông sở hữu trên 65% vốn điều lệ hoặc cổ phần có quyền biểu quyết của công ty bị sáp nhập.

Sau khi hoàn tất các thủ tục nêu trên, cơ quan đăng ký kinh doanh tiến hành cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị sáp nhập trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và thực hiện thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho công ty nhận sáp nhập.

Việc sáp nhật doanh nghiệp có thể đem lại hiệu quả kinh tế nhất định, giúp doanh nghiệp trở nên vững mạnh hơn nhưng nó đồng thời cũng chấm dứt sự tồn tại của các công ty bị sáp nhập, vì vậy các doanh nghiệp nên cân nhắc kỹ khi muốn sáp nhập doanh nghiệp để đạt được lợi ích kinh tế cao nhất.


Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ hotline: 0979 80 1111 để được tư vấn miễn phí!

Xem thêm:

Luathungphuc.vn

Mọi thắc mắc cần giải đáp, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0979 80 1111 để được tư vấn chi tiết!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.