DOANH NGHIỆP CẦN LÀM NHỮNG VIỆC SAU KHI THAY ĐỔI ĐỊA CHỈ TRỤ SỞ CHÍNH

Hùng Phúc VP Luật sư 45 lượt xem Doanh nghiệp, Theo dòng thời sự pháp lý, Tư vấn doanh nghiệp

Ngày nay nhiều có rất nhiều doanh nghiệp thuê địa điểm để làm văn phòng, trụ sở chính. Trong trường hợp doanh nghiệp và chủ sở hữu địa điểm cho thuê không ký tiếp hợp đồng thuê nữa có nghĩa là doanh nghiệp phải chuyển đến một nơi khác để tiếp tục hoạt động. Khi thay đổi địa chỉ trụ sở chính, doanh nghiệp cần thực hiện những công việc sau:

1. Thay đổi thông tin đăng ký thuế

Trước khi đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính, công ty phải thực hiện các thủ tục với cơ quan thuế quản lý trực tiếp liên quan đến việc chuyển địa điểm theo quy định của pháp luật về thuế.

Nếu doanh nghiệp thay đổi địa chỉ trụ sở mà dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp như:

– Doanh nghiệp thay đổi địa chỉ trụ sở sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác;

– Doanh nghiệp do Chi cục Thuế quản lý thay đổi địa chỉ trụ sở trong cùng địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhưng khác quận, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh.

Trong trường hợp này, doanh nghiệp phải nộp tờ khai điều chỉnh thông tin đăng ký thuế (mẫu 08 – Thông tư 95/2016/TT-BTC) đến cơ quan thuế đang quản lý trực tiếp.

Nếu doanh nghiệp thay đổi trụ sở mà không làm thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp đó là thay đổi trụ sở trong cùng địa bàn quận, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh thì chỉ cần thông báo với Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chứ không phải thực hiện thông báo với cơ quan quản lý thuế.

2. Thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Điều 29 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định những thông tin doanh nghiệp bắt buộc ghi nhận trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đó là: Tên doanh nghiệp; mã số doanh nghiệp; địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; họ tên, địa chỉ chủ doanh nghiệp; vốn điều lệ.

Do đó khi doanh nghiệp thay đổi địa chỉ trụ sở chính, doanh nghiệp có nghĩa vụ đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày kể từ này có thay đổi cho cơ quan đăng ký doanh, theo quy định tại Điều 31 Luật Doanh nghiệp năm 2014.

Doanh nghiệp gửi Thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi dự định đặt trụ sở mới. Nội dung Thông báo gồm:

Tên, mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp, mã số thuế);

Địa chỉ trụ sở chính dự định chuyển đến;

Họ, tên, số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP

*Trường hợp chuyển địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác nơi doanh nghiệp đã đăng ký, doanh nghiệp gửi Thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi dự định đặt trụ sở mới.Thành phần hồ sơ gồm:

-Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (Phụ lục II-1, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);

– Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên);

– Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông (đối với công ty cổ phần);

– Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của các thành viên hợp danh (đối với công ty hợp danh);

– Quyết định của chủ sở hữu công ty (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên). Lưu ý: Quyết định, biên bản họp phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong Điều lệ công ty.

*Trường hợp chuyển địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác nơi doanh nghiệp đã đăng ký, doanh nghiệp gửi Thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi dự định đặt trụ sở mới.Thành phần hồ sơ gồm:

 – Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (Phụ lục II-1, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);

– Danh sách thành viên (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên);

– Danh sách người đại diện theo ủy quyền (đối với công ty TNHH một thành viên);

– Danh sách cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài, người đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức nước ngoài (đối với công ty cổ phần);

– Danh sách thành viên hợp danh (đối với công ty hợp danh).

– Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;

– Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;

– Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh;

– Quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Lưu ý: Quyết định, biên bản họp phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong Điều lệ công ty. Lưu ý: Quyết định, biên bản họp phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong Điều lệ công ty.

– Danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài, người đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức nước ngoài (đối với công ty cổ phần);

3. Thay đổi con dấu

Thay đổi trụ sở không nhất thiết phải thay đổi con dấu doanh nghiệp. Tuy nhiên trong trường hợp con dấu doanh nghiệp có khắc địa chỉ trụ sở công ty thì khi thay đổi địa chỉ trụ sở, doanh nghiệp thực hiện thay đổi con dấu.

Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch và đầu tư nơi dự định đặt trụ sở. Thành phần hồ sơ gồm:

– Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

– Giấy chứng nhận mẫu con dấu cũ

– Bản sao hợp lệ giấy tờ của người địa diện theo pháp luật doanh nghiệp

– Thông báo mẫu dấu (mẫu Phụ lục II-8 Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT)

4. Mức phạt khi không thực hiện đăng ký thay đổi

Khi phát sinh thay đổi mà quá thời hạn 10 ngày theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp chưa thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính thì doanh nghiệp có thể bị xử phạt hành chính với số tiền thấp nhất là 1.000.000 đồng và cao nhất là 15.000.000 đồng, phụ thuộc vào số ngày quá hạn mà doanh nghiệp chậm thực hiện theo quy định tại Điều 25 Nghị định 50/2016/NĐ-CP.

Luathungphuc.vn

Mọi thắc mắc cần giải đáp, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0979 80 1111 để được tư vấn chi tiết!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.