DOANH NGHIỆP SỬ DỤNG LAO ĐỘNG LÀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT CẦN LƯU Ý NHỮNG ĐIỀU NÀY

Người khuyết tật vốn dĩ chịu nhiều bất lợi so với người bình thường khác, do vậy, để bù đắp quyền lợi cho những người này, Nhà nước thiết lập các cơ chế, chính sách dành cho người lao động là người khuyết tật và doanh nghiệp (DN) có sử dụng những lao động này. Sau đây là những điều DN cần biết khi sử dụng lao động là người khuyết tật.

DOANH NGHIỆP SỬ DỤNG LAO ĐỘNG LÀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT CẦN LƯU Ý NHỮNG ĐIỀU NÀY

1. Không phân biệt người lao động khuyết tật với người lao động khác

Trong trường hợp vi phạm, bị xử phạt từ 3 – 5 triệu đồng.

2. Đảm bảo điều kiện lao động phù hợp với người  khuyết tật

Cụ thể, DN phải bảo đảm về điều kiện lao động, công cụ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với người khuyết tật và thường xuyên chăm sóc sức khỏe của họ bằng việc tổ chức khám sức khỏe định kỳ ít nhất 06 tháng/lần.

3. Phải tham khảo ý kiến lao động khuyết định khi quyết định chính sách liên quan đến họ

Trong trường hợp vi phạm sẽ bị phạt từ 1 – 15 triệu đồng, đồng thời, buộc thực hiện theo đúng quy định nêu trên.

4. Không được sử dụng lao động khuyết tật làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

DN không được sử dụng lao động là người khuyết tật suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.

Ngoài ra, không được sử dụng lao động là người khuyết tật làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại theo danh mục do Bộ LĐTBXH chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.

Trong trường hợp vi phạm sẽ bị phạt từ 1 – 15 triệu đồng, đồng thời, buộc thực hiện theo đúng quy định nêu trên.

5. Bố trí cho người lao động khuyết tật được nghỉ phép năm 14 ngày

Áp dụng đối với người lao động khuyết tật có đủ 12 tháng làm việc.

6. Được miễn thuế TNDN

Áp dụng đối với thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của DN có có số lao động là người khuyết tật (phải có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền về số lao động là người khuyết tật) bình quân trong năm chiếm từ 30% trở lên trong tổng số lao động bình quân trong năm của DN.

7. Được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm

Tuy nhiên, cần phải đáp ứng các điều kiện sau:

– Có dự án vay vốn khả thi tại địa phương, phù hợp với ngành, nghề sản xuất kinh doanh, thu hút thêm lao động vào làm việc ổn định;

– Dự án vay vốn có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thực hiện dự án;

– Có bảo đảm tiền vay.

8. Được hỗ trợ kinh phí cải tạo điều kiện, môi trường làm việc cho người khuyết tật

Mức hỗ trợ theo tỷ lệ người khuyết tật làm việc ổn định tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, mức độ khuyết tật của người lao động và quy mô của cơ sở sản xuất, kinh doanh do Thủ tướng Chính phủ quy định.

Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định mức kinh phí hỗ trợ cải tạo điều kiện, môi trường làm việc cho cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật.

9. Ưu tiên cho thuê đất, mặt bằng, mặt nước

10. Miễn tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước

Cụ thể, áp dụng đối với đất, mặt bằng, mặt nước phục vụ sản xuất kinh doanh đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 70% lao động là người khuyết tật trở lên.

Giảm 50% tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước phục vụ sản xuất kinh doanh đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% đến dưới 70% lao động là người khuyết tật.

Trong thời gian được miễn, giảm tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước, cơ sở sản xuất, kinh doanh không được chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng, cho, cho thuê quyền sử dụng đất, mặt bằng, mặt nước; không được thế chấp, cầm cố, bảo lãnh, góp vốn liên doanh, liên kết bằng quyền sử dụng đất, mặt bằng, mặt nước theo quy định của pháp luật về đất đai.

Căn cứ pháp lý:

– Bộ luật lao động 2012.

– Luật việc làm 2013.

– Nghị định 28/2012/NĐ-CP.

– Nghị định 144/2013/NĐ-CP.

– Thông tư 78/2014/TT-BTC.

Xem thêm:

Mọi thắc mắc cần giải đáp, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0979 80 1111 để được tư vấn chi tiết!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.