Hành vi làm nhục, xúc phạm danh dự người khác

Hùng Phúc VP Luật sư 48 lượt xem Hình sự

Điều 60 BLHS 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định: “1. Khi xử phạt tù không quá 3 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không vần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm”.
Theo đó, án treo là trường hợp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện chứ không phải là một hình phạt, để được hưởng án treo thì người bị xử phạt tù phải có đủ các điều kiện để không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù và phải chịu thời gian thử thách do Tòa án ấn định.


1. Điều kiện được hưởng án treo:
Căn cứ quy định tại Điều 60 BLHS và Điều 2 Nghị quyết 01/2013/NĐ-CP ngày 06/11/2013 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, điều kiện để áp dụng án treo gồm:
Một, án treo được áp dụng đối với người bị áp dụng hình phạt tù nhưng không quá 3 năm về tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng hoặc tội rất nghiêm trọng theo phân loại tội phạm quy định tại khoản 3 Điều 8 BLHS.
Hai, có nhân thân tốt. Điều này được chứng minh căn cứ vào việc ngoài lần phạm tội này thì người phạm tội luôn tuân thủ các quy tắc xã hội, chấp hành đường lối, chính sách, pháp luật cũng như thực hiện đầy đủ nghĩ vụ của công dân; chưa từng bị kết án, bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị xử lý kỷ luật.
Đối với trường hợp người phạm tội có án tích nhưng đã được xóa án tích, được đương nhiên xóa án tích thì coi là chưa bị kết án; đã bị xử lý hành chính, xử lý kỷ luật nhưng đã hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc hết thời hiệu xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật thì được coi là chưa bị xử lý hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật, nhưng không phải là có nhân thân tốt. Việc cho hưởng án treo đối với các trường hợp này phải hết sức chặt chẽ. Chỉ có thể xem xét cho hưởng án treo khi thuộc một trong các trường hợp sau:
– Người bị kết án từ trên 3 năm tù đến 15 năm tù về tội do cố ý (kể cả trường hợp tổng hợp hình phạt của nhiều tội hoặc nhiều bản án) mà thời gian được xóa án tích tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 2 năm;
– Người bị kết án đến 3 năm tù về tội do cố ý mà thời gian được xóa án tích tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 1 năm.
– Người bị kết án về các hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ mà thời gian được xóa án tích tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 1 năm.
– Người bị kết án về các tội do vô ý mà đã được xóa án tích.
– Người đã bị đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc từ hai lần trở lên mà thời gian được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 2 năm.
– Người đã bị đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc một lần và có nhiều lần bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật mà thời gian được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 2 năm.
– Người đã bị đưa vào cở sở giáo dục bắt buộc mà thời gian được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 18 tháng.
– Người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật từ hai lần trở lên mà thời gian được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 18 tháng.
– Người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật về hành vi có cùng tính chất với hành vi phạm tội lần này mà thời gian được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 1 năm.
– Người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật mà thời gian được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 6 tháng.
– Người đã vị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đã hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý hành chính.
Ba, có nơi cư trú cụ thể, rõ ràng.
Bốn, không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 48 của BLHS và có từ 2 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên trong đó có ít nhất môt tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 BLHS; nếu có 1 tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì phải có từ 3 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó phải có ít nhất 2 tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 BLHS.
Năm, có khả năng tự cải tạo và nếu không bắt họ đi chấp hành hình phạt tù thì không gây ảnh hưởng xấu đến cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, đặc biệt là các tội phạm về tham nhũng.

2. Những trường hợp không được hưởng án treo:
– Người phạm tội thuộc đối tượng cần nghiêm trị quy định tại khoản 2 Điều 3 BLHS bao gồm: người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, lưu manh, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả nghiêm trọng; phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
– Bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội.
– Trong hồ sơ thể hiện là ngoài lần phạm tội và đưa ra xét xử, họ còn có hành vi khác đã bị xét xử trong một vụ án khác hoặc đang bị khởi tố, điều tra, truy tố trong một vụ án khác.
– Bị cáo tại ngoại bỏ trốn trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Tòa án đã đề nghị cơ quan điều tra truy nã.

3. Những lưu ý khi quyết định án treo:
– Đối với trường hợp người bị xử phạt tù đã bị tạm giữ, tạm giam thì chỉ cho hưởng án treo khi thời gian đã bị tạm giữ, tạm giam ngắn hơn thời hạn phạt tù.
– Những trường hợp người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nếu có đủ điều kiện để áp dụng Điều 47 BLHS thì cũng phải xử trong khung hình phạt liền kề là đã thể hiện chính sách khoan hồng đối với họ; không được xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo đối với các tội phạm mà dư luận xã hội lên án, đặc biệt là các tội phạm về chức vụ, để phục vụ đắc lucjwcho công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và phòng, chống tham nhũng nói riêng.
– Những trường họp có tình tiết định khung tăng nặng, nếu Viện kiểm sát không truy tố cũng phải áp dụng để xét xử đúng quy định của pháp luật; nếu còn có các tình tiết tặng nặng trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 48 BLHS cũng phải được áp dụng đầy đủ; không được vì muốn cho hưởng án treo mà không áp dụng đầy đủ các tình tiết định khung tăng nặng và tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 48 BLHS.
– Khi quyết định hình phạt phải tuân thủ nguyên tắc xử lý quy định tại Điều 3 BLHS kết hợp với các căn cứ quyết định hình phạt quy định tại Điều 45 BLHS; không được cho rằng án treo là một hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù để tăng hình phạt lên cao hơn các trường hợp khác không có căn cứ và cho hưởng án treo; không được tùy tiện giảm mức hình phạt tù khoogn có căn cứ để đủ điều kiện về mức hình phạt tù quy định tại Điều 60 BLHS và cho hưởng án treo.
– Khi cho người bị xử phạt tù hưởng án treo, Tòa án phải ấn định thời gian thử thách bằng 2 lần mức hình phạt tù, nhưng không được dưới 1 năm và không được quá 5 năm. Thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là ngày tuyên án đầu tiên cho hưởng án treo.

Trên đây là những quy định của pháp luật về điều kiện hưởng án treo, nếu các bạn còn băn khoăn về những thủ tục pháp lý hoặc cần giải đáp thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí và được cung cấp những dịch vụ tốt nhất theo địa chỉ:

Văn Phòng Luật Sư Hùng Phúc chuyên tư vấn giải đáp hỗ trợ về pháp luật
Đ/c: Số 89 Trần Phú, Phường Liên Bảo, Thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc
Đ/t: 02113 881 588 – 0979 80 1111
Email: vplshungphuc@gmail.com

Mọi thắc mắc cần giải đáp, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0979 80 1111 để được tư vấn chi tiết!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.