Hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính

Lượt xem: 933
Có nhiều cách giải quyết tranh chấp đất đai, nhưng giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính đang được sử dụng khá phổ biến hiện nay.
Trên thực tế, tranh chấp đất đai không chỉ là hiện tượng diễn ra phổ biến trong cuộc sống mà còn hết sức đa dạng về nội dung tranh chấp. Có nhiều cách giải quyết tranh chấp đất đai, nhưng giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính đang được sử dụng khá phổ biến hiện nay.
 
giải quyết tranh chấp bằng thủ tục hành chính
Ảnh minh họa – Văn phòng Luật sư Hùng Phúc

1. Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính

Các trường hợp xảy ra tranh chấp đất đai được giải quyết theo hình thức này là các trường hợp tranh chấp không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất: sổ đỏ, giấy xác nhận quyền sử dụng đất theo quy định. Giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính được diễn ra tại UBND.
  • Đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch UBND cấp huyện sẽ là người có thẩm quyền giải quyết. Nếu một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết của chủ tịch UBND cấp huyện thì có quyền khiếu nại lên đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh.
  • Đối với tranh chấp đất đai giữa tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài với nhau hoặc giữa các đối tượng đó với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thì Chủ tịch UBND cấp tỉnh sẽ là người có thẩm quyền giải quyết. Nếu một trong các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết của chủ tịch UBND cấp tỉnh thì có quyền khiếu nại lên đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Ngoài ra, cao hơn nữa, nếu đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp của Bộ trưởng bộ tài nguyên và môi trường thì vẫn có quyền khởi kiện lên Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính. 

Quy định này tạo điều kiện thuận lợi cho các bên xảy ra tranh chấp đất đai thuận lợi trong việc lựa chọn phương thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đảm bảo tính khách quan trong quá trình giải quyết tranh chấp

2. Giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính với những sửa đổi bổ sung mới

  • Về thời hạn hòa giải, Luật Đất đất đai có sửa đổi bổ sung như sau; thời hạn hòa giải không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
  • Về trách nhiệm của UBND cấp xã trong việc thực hiện hòa giải có bổ sung: khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, UBND cấp xã có trách nhiệm thực hiện các công việc sau: Thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải: phải có những cuộc họp hòa giải có sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan
  • Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản, và phải có chữ ký của các bên tham gia.

3. Các bước giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính tại UBND cấp xã/phường 

  • Bước 1: Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân xã/phường;
  • Bước 2: Tiến hành thủ tục hòa giải;
  • Bước 3: Hòa giải thành: Nếu có thay đổi về hiện trạng thửa đất tranh chấp thì Ủy ban nhân dân xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng tài nguyên và môi trường/ Sở tài nguyên và môi trường để điều chỉnh trên giấy chứng nhận;
Căn cứ theo quy định trên của pháp luật, gia đình bạn có thể tiến hành giải quyết tranh chấp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
 
luathungphuc.vn

Mọi thắc mắc cần giải đáp, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0979 80 1111 để được tư vấn chi tiết!

Bình luận

Bài viết mới nhất

Có thể bạn quan tâm