Tra cứu kiểu dáng công nghiệp không phải là thủ tục bắt buộc khi đăng ký kiểu dáng công nghiệp nhưng nó sẽ giúp chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp đánh giá được khả năng bảo hộ của kiểu dáng, tránh tình trạng trùng lặp.
1. Sự cần thiết của việc tra cứu kiểu dáng công nghiệp?
Kiểu dáng công nghiệp là một trong các đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Theo điều 63 Luật Sở hữu trí tuệ, kiểu dáng công nghiệp sẽ được bảo hộ nếu đáp ứng đủ 03 điều kiện chung bao gồm: (1) Có tính mới, (2) Có tính sáng tạo, (3) Có khả năng áp dụng công nghiệp.
Kiểu dáng công nghiệp không đương nhiên được bảo hộ mà chủ sở hữu phải thực hiện thủ tục đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ để được cấp văn bằng bảo hộ hay cũng chính là bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp.
Trong các bước để thực hiện thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp, Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn không yêu cầu người nộp đơn phải tra cứu kiểu dáng công nghiệp. Tuy nhiên, chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp và người nộp đơn không nên bỏ qua việc tra cứu bởi những lý do sau đây:
– Giúp chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp đánh giá được khả năng bảo hộ của kiểu dáng đó, tránh tình trạng tương tự, trùng lặp với các kiểu dáng công nghiệp đã được bảo hộ trước đó.
– Nếu có sự trùng lặp hoặc dấu hiệu tương tự thì có thể tự điều chỉnh từ trước để giảm rủi ro bị từ chối bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, đồng thời cũng giúp tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí phát sinh trong quá trình đăng ký kiểu dáng công nghiệp.
– Việc tra cứu kiểu dáng công nghiệp còn giúp chủ sở hữu tham khảo thêm được nhiều ý tưởng sáng tạo đến từ các kiểu dáng công nghiệp đã được công khai.
– Xem được các kiểu dáng công nghiệp khác, từ đó đánh giá được xu hướng, thị trường, đối thủ cạnh tranh và tiềm nănh cạnh tranh trong tương lai.
– Thông qua các kiểu dáng công nghiệp tra cứu được có thể tìm kiếm được các cơ hội hợp tác với các đối tác khác.
2. Cách tự tra cứu kiểu dáng công nghiệp để tránh trùng lặp
Để có thể tra cứu kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam, chủ đơn có thể tra cứu tại cơ sở dữ kiệu của Viện Khoa học sở hữu trí tuệ (https://ipplatform.gov.vn/) hoặc của Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam (http://wipopublish.ipvietnam.gov.vn/)
2.1. Tra cứu tại cơ sở dữ kiệu của Viện Khoa học sở hữu trí tuệ
* Tra cứu cơ bản:
Bước 1: Truy cập link sau: https://ipplatform.gov.vn/.
Bước 2: Chọn Tra cứu thông tin.
Bước 3: Chọn Kiểu dáng công nghiệp.
Bước 4: Nhập “từ khoá” đó vào ô chữ nhật >> Ấn “Tra cứu”.
Bước 5: Xem kết quả.
– Người dùng có thể chọn trong Kết quả tra cứu các trường thông tin cần hiển thị (…), chọn kết quả cần hiển thị (…), lọc kết quả theo trường (…) để lưu về máy (…) hoặc in ra (…).
* Tra cứu nâng cao:
Bước 1, 2, 3: Thực hiện tương tự tra cứu cơ bản.
Bước 4: Chọn Tra cứu nâng cao.
Bước 5: Chọn các Trường tra cứu và Nhập “từ khoá” >> Ấn “Tra cứu”.
Bước 6: Xem kết quả.
– Người dùng có thể chọn trong Kết quả tra cứu các trường thông tin cần hiển thị (…), chọn kết quả cần hiển thị (…), lọc kết quả theo trường (…) để lưu về máy (…) hoặc in ra (…).
2.2. Tra cứu tại cơ sở dữ kiệu của Cục sở hữu trí tuệ
Bước 1: Truy cập link sau: http://wipopublish.ipvietnam.gov.vn/
Bước 2: Chọn Kiểu dáng
Bước 3: Nhập thông tin về kiểu dáng công nghiệp cần tra cứu tại mục “Tên”, có thể tích chọn thêm các trường ở góc bên trái.
Bước 4: Ấn Tra cứu.
Bước 5: Xem kết quả tra cứu.
Người dùng có thể sắp xếp các kết quả tra cứu theo ngày nộp đơn, ngày cấp bằng, ngày hết hạn, ngày công bố tăng dần hoặc giảm dần, kết quả hiển thị dạng danh sách:
Khi cần vào để tìm thông tin chi tiết của một kiểu dáng công nghiệp cụ thể, người dùng có thể click vào biểu tượng “hiển thị chi tiết” hoặc vào khu vực dòng chứa kiểu dáng công nghiệp đó.
Trên đây là hướng dẫn cách tự tra cứu kiểu dáng công nghiệp . Để được tư vấn hoặc sử dụng dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp, quý khách hàng vui lòng gọi điện đến Hotline: 0982 466 166
Mọi thắc mắc cần giải đáp, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0979 80 1111 để được tư vấn chi tiết!
Công ty Luật TNHH Hùng Phúc