Khai khống vốn điều lệ, hệ quả như thế nào?

Luật Hùng Phúc 134 lượt xem Doanh nghiệp

Vốn điều lệ theo quy định của luật doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản mà các thành viên đã góp hoặc cam kết góp vốn trong một thời gian nhất định. Hành vi khai khống vốn điều lệ nhằm mục đích nâng giá trị công ty là một trong những hành vi bị cấm. Việc khai khống vốn điều lệ có thể dẫn đến các hệ quả như thế nào?

1. Mức xử phạt khi khai khống vốn điều lệ

Tùy thuộc vào giá trị vốn điều lệ kê khai khống sẽ có mức phạt khác nhau theo Điều 47 Nghị định122/2021/NĐ-CP như sau:

Stt Giá trị vốn điều lệ kê khai khống Mức phạt
1 Dưới 10 tỷ đồng 20 – 30 triệu đồng
2 Từ 10 – dưới 20 tỷ đồng 30 – 40 triệu đồng
3 Từ 20 – dưới 50 tỷ đồng 40 – 60 triệu đồng
4 Từ 50 – dưới 100 tỷ đồng 60 – 80 triệu đồng
5 Từ 100 tỷ đồng trở lên 80 – 100 triệu đồng
Đồng thời, buộc đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng với số vốn thực góp.

Khai khống vốn điều lệ có thể hiểu là việc ghi nhận vốn điều lệ không đúng với thực tế góp vốn.

Bên cạnh đó, khoản 1, khoản 2 Điều 5 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định hành vi khai khống vốn điều lệ là hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện, có thời hiệu xử lý 01 năm.

Thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm. Nhưng nếu hành vi vi phạm đã kết thúc thì thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm được xem là thời điểm bắt đầu.

Do đó, ngay cả khi doanh nghiệp đã điều chỉnh lại vốn điều lệ theo yêu cầu của pháp luật

nhưng vẫn còn trong thời hạn 01 năm xử phạt thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền vẫn có thể ra quyết định xử phạt đối với hành vi khai khống vốn điều lệ.

Khai khống vốn điều lệ, hệ quả như thế nào?
Khai khống vốn điều lệ, hệ quả như thế nào?

2. Các rủi ro khác doanh nghiệp phải đối mặt khi khai khống vốn điều lệ

Ngoài việc bị xử phạt hành chính, doanh nghiệp khai khống vốn điều lệ còn phải đối mặt với nguy cơ khi cơ quan thuế xuống kiểm tra sẽ khó giải trình do quỹ tiền mặt tồn ảo nhiều.

Để xử lý tình huống này, các doanh nghiệp nên điều chỉnh vốn điều lệ về mức thực tế đã góp vốn trong thời hạn quy định, cụ thể:

Loại hình Cách xử lý
Công ty TNHH 2 thành viên (khoản 3 Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2020) Sau 90 ngày, nếu không góp đủ vốn, công ty phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ, cụ thể:

+ Phần vốn góp chưa góp của các thành viên được chào bán theo nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên.

+ Nếu chưa chào bán hết, phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ phần vốn góp.

Công ty TNHH 1 thành viên (Điều 75 Luật Doanh nghiệp 2020) Trường hợp không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, chủ sở hữu công ty phải: Đăng ký thay đổi vốn điều lệ bằng giá trị số vốn đã góp thực tế trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ.
Công ty cổ phần (Điều 113 Luật Doanh nghiệp 2020) – Sau 90 ngày, nếu chưa góp đủ vốn, cổ phần chưa thanh toán được coi là cổ phần chưa bán và Hội đồng quản trị được quyền bán.

– Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua, công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ, trừ trường hợp số cổ phần chưa thanh toán đã được bán hết trong thời hạn này.

Công ty hợp danh (Điều 178 Luật Doanh nghiệp 2020) – Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn phải góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết.

– Riêng đối với thành viên góp vốn công ty hợp danh, trường hợp có thành viên góp vốn không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp đủ được coi là khoản nợ của thành viên đó đối với công ty; trong trường hợp này, thành viên góp vốn có liên quan có thể bị khai trừ khỏi công ty theo quyết định của Hội đồng thành viên

Mọi thắc mắc cần giải đáp, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0979 80 1111 để được tư vấn chi tiết!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.