KHI XÂM PHẠM QUYỀN NHÂN THÂN CỦA NGƯỜI KHÁC TRÊN MẠNG XÃ HỘI THÌ PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM NHƯ THẾ NÀO ?

Giám sát mạng xã hội – Cuộc chiến đầy thách thức | Tạp chí Tuyên giáo
Gần đây, xuất hiện nhiều vụ việc liên quan đến việc xâm phạm quyền nhân thân của người khác trên mạng xã hội. Không thể phủ nhận những tiện ích mà mạng xã hội mang lại cho chúng ta bởi tốc độ lan truyền thông tin nhanh chóng nhưng nếu sử dụng mạng xã hội vào mục đích xấu thì hậu quả lại vô cùng nghiêm trọng. Trong khuân khổ bài viết dưới đây, Luật sư xin chia sẻ về nội dung “Khi có việc xâm phạm quyền nhân thân của người khác trên  mạng xã hội như thế nào?”
Mạng xã hội được định nghĩa tại khoản 22 Điều 3 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng : “Mạng xã hội (social network) là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác.”
Hiện nay, ở Việt Nam, facebook là một trong những mạng xã hội phổ biến nhất. Có nhiều trường hợp người dùng facebook đăng tải những thông tin dưới dạng hình ảnh, video, bài viết,… có nội dung xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín hay yếu tố nhân thân của người khác. Khi bị xâm phạm, nạn nhân có các quyền theo quy định tại Điều 11 Bộ luật Dân sự năm 2015, đó là yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm, yêu cầu bồi thường thiệt hại. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ lần lượt phân tích khả năng quy trách nhiệm cho người đăng tải thông tin lên mạng xã hội  cho người “like”, “share”, “comment” và được gắn thẻ “tag” trên mạng xã hội và cho nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội.
Thứ nhất, trách nhiệm của người đăng tải thông tin lên mạng xã hội:
Khoản 1 Điều 34 BLDS năm 2015 quy định “Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ”. Trên thực tế, hiện nay việc xâm phạm Điều 34 BLDS năm 2015 nêu trên rất phổ biến trên mạng xã hội.
Việc xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân trên mạng xã hội sẽ bị xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 584 BLDS năm 2015 thì “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”. Như vậy, ở đây không cầm phải chứng minh người chịu trách nhiệm bồi thường phải có “lỗi” trong việc xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
Một bài viết trên mạng xã hội có thể đưa ra những thông tin xâm phạm cùng một lúc nhiều yếu tố nhân thân của chủ thể như xâm phạm tới hình ảnh cá nhân, đời sống riêng tư, danh dự,…Trong trường hợp này có thể căn cứ bồi thường theo khoản 1 Điều 585 BLDS năm 2015, theo đó “Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ”
Thứ hai, trách nhiệm của những người khác cùng tham gia mạng xã hội:
Trên mạng xã hội facebook, ngoài trực tiếp đăng tải thông tin, người dùng còn có thể bày tỏ quan điểm, suy nghĩ của mình thông qua việc “like”, “share”, “comment” hay được “tag” tên vào bài viết mà không xóa tên mình.
Ở Việt Nam, điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử đã theo hướng xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi “Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân”. Hành vi “like”, “Share” thông tin xâm phạm các yếu tố nhân thân có thể hiểu thuộc nội hàm khái niệm “Cung cấp. chia sẻ ”.
Đối với những người “Comment” theo hướng đồng tình, ủng hộ, xâm phạm quyền nhân thân của người khác cũng được coi là “ Cung cấp, chia sẻ ” thông tin xâm phạm quyền nhân thân của người khác.
Hiện nay, các chế tài xử phạt hành vi này ở Việt Nam chưa nhiều và triệt để nhưng cũng đã nhiều trường hợp bị xử lý vi phạm. Vì vậy, thiết nghĩ trong thời buổi công nghệ như hiện nay mỗi người cần chọn lọc thông tin và có cách ứng xử phù hợp trước những thông tin sai lệch, không chính thống để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Xem thêm:
luathungphuc.vn

Mọi thắc mắc cần giải đáp, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0979 80 1111 để được tư vấn chi tiết!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.