KPI và doanh nghiệp – Phần 1. Khái quát

Lượt xem: 864

Như Matsushita Konosuke – Ông tổ của phương thức kinh doanh kiểu Nhật từng khẳng định: “Tài sản quý nhất của các doanh nghiệp chính là con người”, quản trị nhân sự trong doanh nghiệp sao cho hiệu quả luôn là một trong những nan đề đối với người lãnh đạo, dù là doanh nghiệp to hay nhỏ.

Rồi KPI (Key Performance Indicator – tạm dịch: Chỉ số đo lường hiệu quả công việc) ra đời và người ta kháo nhau về sự thần kỳ của nó trong việc hỗ trợ quản trị nhân lực. Nhưng, liệu rằng KPI có thực sự hiệu quả, có là “key” giải bài toán nhân lực cho doanh nghiệp hay không?

Lịch sử hình thành

Ngày nay, KPI lan truyền một cách chóng mặt trên toàn thế giới và được tôn vinh như là công cụ phổ biến nhất được sử dụng trong việc đánh giá hiệu quả làm việc trong các tổ chức và doanh nghiệp. Song thực tế, trước khi đạt được thành tựu như hiện tại, công cụ này đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài.

Ngày nay, cả BSC lẫn KPI vẫn được ứng dụng và hỗ trợ lẫn nhau, trong đó: BSC sẽ giúp nhà lãnh đạo đưa ra được những chiến lược chi tiết và cụ thể tới từng nhân viên. Sau đó KPI sẽ giúp đo lường hiệu quả công việc của từng người, từ đó lãnh đạo có thể dễ dàng đánh giá năng lực và định hướng công việc cho nhân viên của mình.

KPI là gì?

Nói một cách đơn giản, KPI là một hệ thống bao gồm các mục tiêu tương ứng với các chức danh trong một tổ chức và chương trình hành động cụ thể cho từng bộ phận, từng lĩnh vực (về nhân sự: về tuyển dụng, về đào tạo, về năng suất của nguồn nhân lực, về an toàn lao động, về giờ làm việc, về lương, về đánh giá công việc, về hoạt động cải tiến, về lòng trung thành…; về tài chính, về sản xuất chất lượng, về quảng cáo…) và từng cá nhân.

Kèm với nó là hệ thống các chỉ tiêu đánh giá người giữ vị trí, chức năng đó có hoàn thiện mục tiêu đề ra hay không; và có thể có hệ thống mức thưởng, phạt tương ứng với hiệu suất đánh giá được.

Nhờ KPI, doanh nghiệp đảm bảo cho người lao động thực hiện đúng các trách nhiệm trong bảng mô tả công việc của từng vị trí chức danh, điều này góp phần cho việc đánh giá thực hiện công việc trở nên minh bạch, rõ ràng, cụ thể, công bằng và hiệu quả hơn, nâng cao hiệu quả của đánh giá thực hiện công việc bởi vì các chỉ số KPI mang tính định lượng cao, có thể đo lường cụ thể.

Lý thuyết là vậy, nhưng KPI đòi hỏi tính cá thể hóa và sự phù hợp rất cao để phát huy trọn vẹn giá trị của mình. Mỗi doanh nghiệp sẽ có hệ thống KPI riêng biệt, ngay cả mỗi bộ phận cũng sẽ có một KPI khác nhau (Sales, Marketing, Product, …) và ngay cả mỗi người trong một bộ phận cũng có KPI khác nhau (SEO KPIs, Email KPIs, Social KPIs, …). Vì lẽ đó, KPI vừa mang tính nguyên tắc lại vừa đa dạng, linh hoạt.

Nguồn siêu tầm

Mọi thắc mắc cần giải đáp, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0979 80 1111 để được tư vấn chi tiết!

Bình luận

Bài viết mới nhất

Có thể bạn quan tâm