MỖI CÁ NHÂN ĐƯỢC THÀNH LẬP VÀ QUẢN LÝ BAO NHIÊU CÔNG TY

Hùng Phúc VP Luật sư 80 lượt xem Doanh nghiệp, Theo dòng thời sự pháp lý

Cá nhân có quyền thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam. Số lượng công ty được thành lập còn tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà cá nhân lựa chọn thành lập. Cùng Luật Hùng Phúc tìm hiểu về số lượng công ty mà mỗi cá nhân được thành lập tại Việt Nam.

Cd9ab73646018c7f14641bccd873b609 148659 Wpy86c7fudjud

1. Những cá nhân không có quyền thành lập công ty

Theo quy định tại Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014 thì những tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

– Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

– Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

– Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;

– Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

– Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

– Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.

Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định, trừ những trường hợp sau đây:

– Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

– Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

2. Mỗi cá nhân có quyền thành lập và quản lý bao nhiêu công ty?

Như vậy, các tổ chức, cá nhân không thuộc đối tượng bị cấm đều có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam nhưng bị khống chế bởi những quy định sau đây:

– Đối với doanh nghiệp tư nhân (Điều 183 Luật Doanh nghiệp 2014): Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.

Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

– Đối với công ty hợp danh (Điều 175 Luật Doanh nghiệp 2014): Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

– Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty TNHH một thành viên và công ty cổ phần: Một cá nhân có thể được thành lập nhiều Công ty TNHH hoặc nhiều Công ty cổ phần.

Căn cứ pháp lý:

Luật Doanh nghiệp năm 2014

Fanpage: Văn phòng Luật sư Hùng Phúc

Luathungphuc.vn

Mọi thắc mắc cần giải đáp, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0979 80 1111 để được tư vấn chi tiết!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.