MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý VỀ DI CHÚC

Lượt xem: 431
Tình huống 1: Bà tôi có nhờ tôi viết di chúc phân chia một số tài sản là nhà đất, ruộng vườn cho các con cháu. Trong đó, bà cho tôi 100m2 đất. Di chúc được hai người hàng xóm và tôi ký tên làm chứng. Tuy nhiên, cán bộ tư pháp UBND xã giải thích làm vậy là không đúng quy định. Xin hỏi, giảI thích này của cán bộ tư pháp là đúng hay sai?
Trả lời:
Điều 634 Bộ luật Dân sự 2015, trường hợp người lập di chúc không thể tự mình viết di chúc thì có thể nhờ người khác viết nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng. Những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ký tên làm chứng cho việc lập di chúc. Điều 654 Bộ luật dân sự 2015 quy định mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc trừ những người sau đây:
  • Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;
  • Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan đến di chúc;
  • Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Như vậy, bà của bạn cho bạn hưởng 100m2 đất theo di chúc nên bạn không được làm người làm chứng cho di chúc mà bà bạn lập. Cán bộ tư pháp UBND xã giải thích như vậy là đúng.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý VỀ DI CHÚC
                                                          Di chúc
Tình huống 2: Có được di chúc lại phần tài sản mà mình sẽ được hưởng trong di chúc?
Bố tôi năm nay 85 tuổi, mẹ tôi 80 tuổi, cả hai ông bà đều còn minh mẫn. Bố tôi không lập di chúc còn mẹ tôi có lập di chúc cho tôi 80m2 đất. Tôi năm nay 65 tuổi (năm 2017). Vì sức khỏe tôi không tốt nên tôi muốn lập di chúc để lại phần tài sản mà tôi sẽ được thừa hưởng từ mẹ tôi cho con trai tôi được không?
Trả lời:
Theo điều 624 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết . Theo đó, trong trường hợp nêu trên, khi mẹ anh/chị còn sống thì di chúc của mẹ anh/chị chưa có hiệu lực pháp luật. Do đó, phần thừa kế mà anh/chị sẽ được hưởng sau khi người mẹ qua đời vẫn đang thuộc quyền sở hữu của người mẹ, anh/chị cũng chưa phải là chủ sở hữu tài sản đó. Do vậy anh/chị không thể lập di chúc để lại tài sản không thuộc sở hữu của mình cho bất kỳ ai.

luathungphuc.vn

Mọi thắc mắc cần giải đáp, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0979 80 1111 để được tư vấn chi tiết!

Bình luận

Bài viết mới nhất

Có thể bạn quan tâm