Người lao động tham gia đình công bất hợp pháp bị xử lý như thế nào?

Lượt xem: 354

Đình công là việc tập thể người lao động ngừng làm việc, sản xuất trong một khoảng thời gian nhằm gây sức ép lên người lao động khi xảy ra tranh chấp, xung đột lao động với người sử dụng lao động. Không phải trong trường hợp nào đình công cũng hợp pháp. Đối với các trường hợp đình công không hợp pháp, người tham gia đình công có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật.

1. Đình công bất hợp pháp là gì?

Theo Điều 198 Bộ luật Lao động năm 2019, đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của người lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động, được thực hiện dưới sự lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động.

Mặc dù Bộ luật Lao động năm 2019 không nêu khái niệm cụ thể về đình công bất hợp pháp nhưng Điều 204 Bộ luật này đã liệt kê cụ thể 06 trường hợp được xem là đình công bất hợp pháp, bao gồm:

  • Không thuộc trường hợp được phép đình công.
  • Không do tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công.
  • Vi phạm trình tự, thủ tục đình công.
  • Khi tranh chấp lao động tập thể về lợi ích đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.
  • Tiến hành đình công ở những nơi không được đình công.
  • Vẫn đình công khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
Người lao động tham gia đình công bất hợp pháp bị xử lý như thế nào?
Người lao động tham gia đình công bất hợp pháp bị xử lý như thế nào?

2. Tham gia đình công bất hợp pháp bị xử lý như thế nào?

Theo khoản 2 Điều 217 Bộ luật Lao động, khi đã có quyết định của Tòa án về cuộc đình công là bất hợp pháp thì tất cả người lao động tham gia đều phải ngừng đình công và quay trở lại làm việc.

Nếu Tòa án đã xác định cuộc đình công là bất hợp pháp mà người lao động vẫn tiếp tục đình công, không chịu trở lại làm việc thì người lao động và tổ chức đại diện có thể bị xử lý như sau:

Trường hợp 1: Bị xử kỷ luật lao động.

Theo Điều 124 Bộ luật Lao động năm 2019, tùy vào mức độ của hành vi vi phạm và nội dung của nội quy lao động, người lao động tham gia đình công bất hợp pháp có thể bị xử lý kỷ luật lao động theo một trong các hình thức sau:

–  Khiển trách.

–  Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng.

–  Cách chức.

–  Sa thải.

Trường hợp 2: Bồi thường thiệt hại.

Cũng theo khoản 2 Điều 217 Bộ luật Lao động, nếu cuộc đình công bất hợp pháp gây thiệt hại cho người sử dụng lao động thì tổ chức đại diện người lao động lãnh đạo đình công sẽ phải chịu trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại.

Trường hợp 3: Xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Căn cứ khoản 3 Điều 217 Bộ luật Lao động, việc xử phạt được đặt ra đối với những hành vi sau đây:

– Lợi dụng đình công gây mất trật tự, an toàn công cộng, làm tổn hại máy, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động.

– Có hành vi cản trở thực hiện quyền đình công, kích động, lôi kéo, ép buộc người lao động đình công.

– Trù dập, trả thù người tham gia đình công, người lãnh đạo cuộc đình công sẽ

Mức phạt hành chính đối với các hành vi trên cụ thể như sau:

TT Hành vi bị cấm Mức phạt
1 Cản trở việc thực hiện quyền đình công hoặc kích động, lôi kéo, ép buộc người lao động đình công. Phạt 01 – 02 triệu đồng(Khoản 2 Điều 34 Nghị định 12/2022/NĐ-CP)
2 Dùng bạo lực; hủy hoại máy, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động. Phạt 01 – 02 triệu đồng(Khoản 2 Điều 34 Nghị định 12/2022/NĐ-CP)
3 Xâm phạm trật tự, an toàn công cộng. 300.000 đồng – 500.000 đồng(Điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP)
4 Trù dập, trả thù người lao động tham gia đình công, người lãnh đạo đình công. 05 – 10 triệu đồng(Khoản 3 Điều 34 Nghị định 12/2022/NĐ-CP)

 

Nếu hành vi vi phạm có tính chất nghiêm trọng, đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo Bộ luật Hình sự, người lao động tham gia đình công bất hợp pháp sẽ bị xử lý hình sự.

Mọi thắc mắc cần giải đáp, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0979 80 1111 để được tư vấn chi tiết!

Bình luận

Bài viết mới nhất

Có thể bạn quan tâm