Những điều Cán bộ công chức không được làm trong dịp Tết Âm lịch 2023?

Lượt xem: 316

Để chuẩn bị tốt nhất các điều kiện phục vụ nhân dân đón mừng năm mới 2023 và vui xuân, đón Tết Nguyên đán Quý Mão lành mạnh, an toàn, Chính phủ yêu cầu cán bộ, công chức các cấp thực hiện tốt những quy định được đề ra tại Chỉ thị 19/CT-TW; Quy định 69/QĐ-TW; Luật Phòng, chống tham nhũng…như sau:

Nghiêm cấm biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo các cấp dưới mọi hình thức?

Đây là một trong những quy định được nhấn mạnh tại Chỉ thị 19/CT-TW năm 2022 của Ban Chấp hành Trung ương về việc tổ chức Tết Quý Mão năm 2023, cụ thể như sau:

3. Không tổ chức thăm, chúc Tết cấp trên và lãnh đạo các cấp; không tổ chức đoàn của Trung ương thăm, chúc Tết cấp uỷ, chính quyền các tỉnh, thành phố; nghiêm cấm biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo các cấp dưới mọi hình thức; chỉ dự lễ chùa, lễ hội khi được phân công; không tham gia các hoạt động mê tín dị đoan; không sử dụng ngân sách nhà nước, phương tiện, tài sản công trái quy định.

Theo nội dung trên thì cán bộ công chức không được tổ chức thăm, chúc Tết cấp trên và lãnh đạo các cấp; không tổ chức đoàn của Trung ương thăm, chúc Tết cấp uỷ, chính quyền các tỉnh, thành phố;

Nghiêm cấm việc biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo các cấp dưới mọi hình thức nhằm hạn chế hành vi chạy chức, chạy quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Quy định 205/QĐ-TW năm 2019:

Hành vi chạy chức, chạy quyền

2. Tranh thủ mọi lúc, mọi nơi, nhất là các dịp lễ tết, sinh nhật và các cơ hội khác, sử dụng danh nghĩa tình cảm cá nhân hoặc danh nghĩa tổ chức, cơ quan, đơn vị, cá nhân khác để tặng quà, tiền, bất động sản, sắp xếp các hoạt động vui chơi, giải trí cho cán bộ lãnh đạo, người có thẩm quyền hoặc người có liên quan nhằm mục đích được sự ủng hộ, tín nhiệm, được vị trí, chức vụ, quyền lợi.

Cũng tại Điều 13 Quy định 205/QĐ-TW năm 2019 quy định về việc xử lý hành vi chạy chức, chạy quyền và bao che, tiếp tay cho chạy chức, chạy quyền như sau:

– Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức có hành vi chạy chức, chạy quyền hoặc bao che, tiếp tay cho chạy chức, chạy quyền thì bị xử lý kỷ luật theo quy định hiện hành. Ngoài ra, nếu là cán bộ đang công tác tùy theo hình thức bị kỷ luật còn bị áp dụng các biện pháp xử lý như sau:

+ Bị khiển trách thì đưa ra khỏi quy hoạch cán bộ (nếu đang có trong quy hoạch). Sau thời hạn ít nhất 18 tháng kể từ ngày đưa ra khỏi quy hoạch mới được xem xét quy hoạch cán bộ. Không bố trí làm công tác tham mưu, nghiệp vụ về tổ chức, cán bộ, kiểm tra, thanh tra.

+ Bị cảnh cáo thì xem xét cho thôi tham gia cấp ủy, thôi giữ chức vụ đang đảm nhiệm. Đưa ra khỏi quy hoạch cán bộ (nếu đang có trong quy hoạch). Sau thời hạn ít nhất 30 tháng kể từ ngày quyết định cho thôi cấp ủy, chức vụ mới được xem xét quy hoạch cán bộ. Không bố trí làm công tác tham mưu, nghiệp vụ về tổ chức, cán bộ, kiểm tra, thanh tra.

+ Bị cách chức thì đưa ra khỏi quy hoạch cán bộ (nếu đang có trong quy hoạch). Sau thời hạn ít nhất 60 tháng kể từ ngày đưa ra khỏi quy hoạch mới được xem xét quy hoạch cán bộ. Không bố trí làm công tác tham mưu, nghiệp vụ về tổ chức, cán bộ, kiểm tra, thanh tra.

+ Bị khai trừ ra khỏi Đảng thì xem xét buộc thôi việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động.

– Đối với các hành vi chạy chức, chạy quyền, bao che, tiếp tay cho chạy chức, chạy quyền liên quan đến việc đưa, nhận hối lộ hoặc các hành vi vi phạm khác đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải chuyển hồ sơ sang cơ quan chức năng để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật; nghiêm cấm giữ lại để xử lý hành chính.

Những điều Cán bộ công chức không được làm trong dịp Tết Âm lịch 2023?
Những điều Cán bộ công chức không được làm trong dịp Tết Âm lịch 2023?

Không được dự lễ chùa, lễ hội dịp Tết khi không được phân công?

Tại Chỉ thị 19/CT-TW năm 2022 của Ban Chấp hành Trung ương về việc tổ chức Tết Quý Mão năm 2023 quy định nội dung này như sau:

3. Không tổ chức thăm, chúc Tết cấp trên và lãnh đạo các cấp; không tổ chức đoàn của Trung ương thăm, chúc Tết cấp uỷ, chính quyền các tỉnh, thành phố; nghiêm cấm biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo các cấp dưới mọi hình thức; chỉ dự lễ chùa, lễ hội khi được phân công; không tham gia các hoạt động mê tín dị đoan; không sử dụng ngân sách nhà nước, phương tiện, tài sản công trái quy định.

Theo đó, cán bộ công chức chỉ được dự lễ chùa, lễ hội dịp Tết 2023 khi được phân công.

Nghiêm cấm đánh bài trái phép dưới mọi hình thức?

Căn cứ tại Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP về hành vi đánh bạc trái phép thì cán bộ công chức đánh bạc trái phép có thể bị phạt tiền lên đến 20 triệu đồng tùy thuộc vào mức độ vi phạm.

Đối với Đảng viên: Căn cứ tại Điều 49 Quy định 69/QĐ-TW thì Đảng viên có hành vi đánh bài có thể bị kỷ luật tương ứng với mức độ vi phạm bằng hình thức sau:

– Khiển trách

– Cảnh cáo

– Khai trừ khỏi Đảng.

Không dùng tài sản công trái quy định pháp luật dịp Tết Âm lịch 2023?

Căn cứ tại Chỉ thị 19/CT-TW năm 2022 của Ban Chấp hành Trung ương về việc tổ chức Tết Âm lịch 2023 quy định nội dung này như sau:

3. Không tổ chức thăm, chúc Tết cấp trên và lãnh đạo các cấp; không tổ chức đoàn của Trung ương thăm, chúc Tết cấp uỷ, chính quyền các tỉnh, thành phố; nghiêm cấm biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo các cấp dưới mọi hình thức; chỉ dự lễ chùa, lễ hội khi được phân công; không tham gia các hoạt động mê tín dị đoan; không sử dụng ngân sách nhà nước, phương tiện, tài sản công trái quy định.

Theo đó, Ban Chấp hành Trung ương chỉ thị rằng cán bộ công chức không được sử dụng tài sản công trái quy định cho các mục đích vụ lợi dịp Tết 2023 vì đây được xem là một trong những hành vi tham nhũng theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018.

Các hành vi tham nhũng

1. Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm:

i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi;

Mọi thắc mắc cần giải đáp, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0979 80 1111 để được tư vấn chi tiết!

Bình luận

Bài viết mới nhất

Có thể bạn quan tâm