Trong thời gian gần đây, nhu cầu sử dụng lao động là người nước ngoài ngày một tăng. Người nước ngoài khi muốn làm việc hợp pháp tại Việt Nam thì phải có giấy phép lao động. Nhưng việc xin cấp giấy phép lao động không phải lúc nào cũng dễ dàng. Nếu không nắm rõ các quy định pháp luật, ngưởi sử dụng lao động và người lao động có thể gặp phải nhiều khó khăn khi thực hiện thủ tục này.
1. Điều kiện xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài
Theo Nghị định về giấy phép lao động số 11/2016/NĐ-CP, để được cấp giấy phép lao động, người lao động nước ngoài trước tiên phải thỏa mãn các điều kiện:
Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.
Có sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc.
Là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật.
Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài.
Được chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sử dụng người lao động nước ngoài.
2. Những khó khăn thường gặp khi xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài
2.1. Thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài mất nhiều thời gian
Để người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động tại Việt Nam, người sử dụng lao động phải thực hiện các thủ tục khác nhau mất khá nhiều thời gian:
- Xin chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài: 10 ngày làm việc (Điều 4 Nghị định 152/2020/NĐ-CP);
- Xin lý lịch tư pháp: 10 ngày, trường hợp cần xác minh kéo dài tới 15 ngày (khoản 1 Điều 48 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009);
- Xin giấy phép lao động: 05 ngày làm việc (khoản 2 Điều 11 Nghị định 152/2020/NĐ-CP).
Tổng thời gian để hoàn thiện hồ sơ cũng như xin cấp giấy phép lao động theo quy định sẽ dao động từ 25 – 30 ngày. Tuy nhiên, thực tế thời gian giải quyết sẽ kéo dài hơn (do nhiều nguyên nhân), thường rơi vào khoảng 45 – 60 ngày.
2.2. Phải chuẩn bị nhiều giấy tờ, tài liệu khác nhau
Theo Điều 9 Nghị định số 152/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định các loại giấy tờ cần thiết cho việc xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài, cụ thể:
- Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động (theo mẫu);
- Giấy chứng nhận sức khỏe/giấy khám sức khỏe do cơ quan, tổ chức y tế có thẩm quyền cấp;
- Phiếu lý lịch tư pháp/văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải đang chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự do nước ngoài/Việt Nam cấp;
- Văn bản, giấy tờ chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật;
- 02 ảnh màu (kích thước 4cm x 6cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu);
- Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài;
- Bản sao có chứng thực hộ chiếu còn giá trị;
- Giấy tờ khác liên quan đến người lao động nước ngoài trong trường hợp di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp, làm việc cho tổ chức phi chính phủ…
Trong số này, một số loại giấy tờ và tài liệu đòi hỏi thời gian và chi phí để được cấp, ví dụ như giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe cần phải dịch thuật; văn bản chứng minh, xác nhận về bằng cấp và kinh nghiệm làm việc không đáp ứng yêu cầu vị trí công việc; mức lương trả quá thấp so với quy định; bản dịch giấy tờ từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt không hợp lệ hoặc không được chấp nhận.
2.3. Hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ phức tạp và tốn nhiều thời gian
Theo quy định Khoản 10 Điều 9 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, các loại giấy tờ nêu trên bao gồm ảnh thẻ, bản sao hộ chiếu, các loại giấy tờ khác ngoại trừ văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động đều cần được nộp 01 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực. Trong các trường hợp làm việc của lao động nước ngoài tại Việt Nam giấy tờ do cơ quan nước ngoài cấp, chúng cần được hợp pháp hóa lãnh sự (trừ khi miễn hợp pháp hóa lãnh sự). Sau đó, giấy tờ phải được dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự hiện chưa thực sự phổ biến, khiến cho lao động người nước ngoài cảm thấy mơ hồ, mất nhiều thời gian để thực hiện thủ tục này.
2.4. Thời hạn hiệu lực của giấy phép lao động không dài
Theo quy định trước đây, giấy phép lao động cấp cho người nước ngoài có thời hạn tối đa là 3 năm. Tuy nhiên, theo Điều 155 Bộ luật Lao động 2019, từ năm 2021 trở đi, thời hạn hiệu lực tối đa của giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam là 2 năm và chỉ có thể gia hạn một lần. Sự ngắn ngủi của thời hạn hiệu lực này đặt ra nhiều hạn chế cho người lao động nước ngoài trong quá trình làm việc tại Việt Nam.
3. Dịch vụ xin giấy phép lao động cho người nước ngoài
Để giúp quý khách hàng tiết kiệm thời gian và chi phí, Luật Hùng Phúc cung cấp Dịch Vụ Xin Giấy Phép Lao Động Cho Người Nước Ngoài tại Vĩnh Phúc được thực hiện bởi các Luật Sư/ Chuyên Viên am hiểu, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp lý doanh nghiệp, với đầy đủ các dịch vụ bao gồm:
- Xin cấp mới giấy phép lao động;
- Gia hạn giấy phép lao động;
- Cấp lại giấy phép lao động.
- Khi lựa chọn Dịch Vụ Xin Giấy Phép Lao Động Cho Người Nước Ngoài, Luật Hùng Phúc sẽ thay mặt quý khách hàng thực hiện các thủ tục sau:
- Tư vấn thủ tục xin phiếu lý lịch tư pháp cho người lao động nước ngoài;
- Tư vấn, soạn thảo hồ sơ xin cấp giấy phép lao động;
- Đại diện doanh nghiệp và người lao động thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép lao động tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Tư vấn & hỗ trợ xin cấp thẻ tạm trú sau khi được cấp giấy phép lao động;
- …
Với mong muốn mang đến cho khách hàng trải nghiệm dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp và chuyên sâu nhất, Luật Hùng Phúc luôn nỗ lực làm tốt hơn những gì khách hàng yêu cầu. Tối đa lợi ích và tiết kiệm thời gian cho khách hàng luôn là mục tiêu làm việc mà chúng tôi hướng đến.
Luật Hùng Phúc – Vì những điều tốt đẹp!
Mọi thắc mắc cần giải đáp, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0979 80 1111 để được tư vấn chi tiết!
Công ty Luật TNHH Hùng Phúc