Những lưu ý khi chuyển quyền sử dụng đất của hộ gia đình

Hùng Phúc VP Luật sư 83 lượt xem Đất đai, Tin tức

Những lưu ý khi chuyển quyền sử dụng đất của hộ gia đình

Căn cứ pháp lý:

  • Luật đất đai năm 2013
  • Nghị định 43/2014/NĐ-CP Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai
  • Thông tư 02/2015/TT-BTNMT quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ.

1. Quyền sử dụng đất hộ gia đình được hiểu như thế nào?

Khoản 29 Điều 3 Luật đất đai năm 2013 có khái niệm về hộ gia đình sử dụng đất như sau:

29. Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.

Như vậy, để được xác định là đất của hộ gia đình khi có đủ hai điều kiện như sau:

Thứ nhất: Là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.

Thứ hai: Sống chung với nhau tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất và công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất.

Căn cứ theo quy định trên thì hộ gia đình sử dụng đất được hiểu là có ít nhất từ 02 thành viên trở lên. Các thành viên trong hộ gia đình được xác định căn cứ vào sổ hộ khẩu; những thành viên có tên trong sổ hộ khẩu tại thời điểm có quyết định của nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất hoặc chuyển quyền sử dụng đất đều có quyền ngang nhau về quyền sử dụng đất của hộ gia đình.

2. Những lưu ý khi chuyển quyền sử dụng đất của hộ gia đình

Khi chuyển quyền sử dụng đất của hộ gia đình người chuyển quyền và người nhận chuyển quyền phải lưu ý những vấn đề nhau:

Thứ nhất: Thực hiện đúng quy định tại Khoản 1 Điều 64 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

“Hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình phải được người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự ký tên”.

Như vậy, những người có tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình đều có quyền đối với thửa đất của hộ gia đình, khi thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất đều phải ký tên đồng ý chuyển nhượng thửa đất trên tại cơ quan có thẩm quyền chứng thực thì mới có hiệu lực pháp lý.

Trường hợp người có quyền sử dụng đất không thể có mặt được để ký hợp đồng chuyển nhượng thì phải ủy quyền cho người khác ký tên.

Thứ hai: Việc ủy quyền cho người khác ký tên khi thực hiện chuyển nhượng đất cho hộ gia đình phải được lập thành Hợp đồng ủy quyền tại Văn phòng công chứng cấp tỉnh hoặc UBND cấp xã nơi có đất thì việc ủy quyền mới có hiệu lực pháp luật.

Thứ ba. Trường hợp trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ ghi tên người đại diện hộ. Ví dụ Hộ ông Nguyễn Văn A thì xác định thành viên trong hộ gia đình bằng sổ hộ khẩu hoặc xác nhận của công an có thẩm quyền để xác định đúng các thành viên có quyền đối với thửa đất đó.

Trên thực tế, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của hộ gia đình không ghi cụ thể tên những người có quyền mà thường kê khai dưới tên của người đại diện hộ gia đình.

Thứ tư. Người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật chỉ được thực hiện việc ký hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất khi đã được tất cả các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý bằng văn bản và văn bản đó đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.

Như vậy, khi thực hiện việc chuyển nhượng đất cho hộ gia đình thì phải tất cả những người có quyền sử dụng đất ký tên, đồng ý bán thì mới có hiệu lực pháp luật. Không được phép chuyển nhượng riêng lẽ hoặc tính trên tỷ lệ quá bán hoặc tỷ lệ khác.

Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản, văn bản đó đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật thì mới có hiệu lực.

Thứ năm: Trường hợp khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình mà phát sinh việc thừa kế thì phải tiến hành thủ tục thừa kế trước khi tiến hành thủ tục sang tên chuyển nhượng theo quy định của pháp luật.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết của chúng tôi. Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH Hùng Phúc

Mọi thắc mắc cần giải đáp, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0979 80 1111 để được tư vấn chi tiết!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.